Tổng số GV của Trường ĐHNVHN là 241 người trong đó nữ 147 người chiếm tỷ lệ 60,99%; nam 94 người chiếm tỷ lệ 39,01%. Cơ cấu về giới tính cho thấy đội ngũ GV nữ của Nhà trường là rất lớn.
Do đặc điểm về giới, phụ nữ phải chăm lo gia đình nên việc đầu tư cho công tác chuyên môn, học tập nâng cao trình độ gặp nhiều hạn chế. Với đức tính chu đáo, cẩn thận, phụ nữ thường làm tốt hơn nam giới, song phụ nữ có tư tưởng an phận, điều kiện và nhu cầu học tập ở trình độ cao ít. Vì thế trong công tác quản lý phát triển GV nhà trường cần quan tâm chú ý những điều kiện, khả năng của giới để động viên, khuyến khích giúp GV nữ khắc phục được những khó khăn về giới để ngày càng vươn lên nữa.
2.2.5.Về chất lƣợng
2.2.5.1. Về trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm
Trình độ chuyên môn của đội ngũ GV nhà trường còn chưa cao. Đến năm 2018, Nhà trường mới có 41 GV đạt trình độ tiến sĩ (17%), trong đó chỉ có 2,5% GV có học hàm Phó Giáo sư. GV trình độ Thạc sỹ chiếm phần lớn với tỉ lệ 71,8%, còn lại là trình độ đại học 11,2%. Với cơ cấu trình độ chuyên môn như vậy chưa bảo đảm để Nhà trường xúc tiến mở các ngành đào tạo trình độ thạc sỹ.
Bảng 2.6: Trình độ chuyên môn của đội ngũ GV Trƣờng ĐHNVHN
TT Trình độ
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 1 Giáo sư 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 2 Phó giáo sư 3 1,7 3 1,7 3 1,5 5 2,1 6 2,5 3 Tiến sĩ 22 12,2 23 13,1 30 15,2 33 13,6 35 14,5 4 Thạc sĩ 114 63,3 130 73,9 145 73,2 169 69,5 173 71,8 5 Đại học 41 22,8 20 11,4 20 10,1 36 14,8 27 11,2 Tổng 180 100 176 100 198 100 243 100 241 100 (Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ, Trường ĐHNVHN)
Về trình độ nghiệp vụ sư phạm: với 100% GV đã tốt nghiệp các trường sư phạm hoặc được bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm do các cơ sở được Bộ Giáo dục cấp phép tổ chức. Họ đã đáp ứng đủ tiêu chuẩn GV được quy định trong điều lệ trường đại học, đây là cố gắng lớn của nhà trường và đội ngũ GV thể hiện sự nghiêm túc của nhà trường trong việc tuyển dụng, bồi dưỡng GV đạt chuẩn về nghiệp vụ sư phạm.
2.2.5.2. Về trình độ tin học, ngoại ngữ
Về trình độ tin học: nhà trường có 170 GV đạt trình độ B (tin học văn phòng) chiếm tỷ lệ 70,5%; còn số GV ở trình độ C là 71 người chiếm tỷ lệ 29,5%. Tuy nhiên vẫn còn một số ít GV lớn tuổi thì việc sử dụng máy tính còn nhiều hạn chế.
Về trình độ ngoại ngữ: đa số GV đạt trình độ B1 tiếng Anh chiếm tỉ lệ 45,2%, 17% GV đạt trình độ B2 tiếng Anh, 5,5% GV đạt trình độ C tiếng Anh, 32,3% GV đạt trình độ A tiếng Anh. Nhìn chung trình độ ngoại ngữ của GV Nhà trường còn hạn chế. Số lượng GV có thể sử dụng thành thạo ngoại ngữ trong giao tiếp, giảng dạy và nghiên cứu là không nhiều.
2.3.Thực trạng ĐL làm việc và tạo ĐL làm việc cho GV Trƣờng ĐHNVHN
2.3.1.Khái quát về nội dung khảo sát và tiêu chí, thang điểm đánh giá
Để có cơ sở đánh giá thực trạng tạo ĐL cho GV tại Trường ĐHNVHN, tác giả đã thực hiện điều tra, khảo sát bằng bảng hỏi đối với đối tượng là 200 GV đang công tác tại Nhà trường. Cụ thể như sau:
* Nội dung khảo sát: Khảo sát thực trạng ĐL làm việc của GV Trường ĐHNVHN, Khảo sát về mức độ tác động của 03 nhóm yếu tố đến ĐL làm việc của GV Trường ĐHNVHN; Khảo sát về thực trạng tạo ĐL làm việc cho GV Trường ĐHNVHN.
* Tiêu chí và thang điểm đánh giá
- Đối với mức độ tác động của các yếu tố tới ĐL làm việc: Được đánh giá theo 3 mức độ: tác động nhiều (3 điểm), tác động ít (2 điểm), không tác động (1 điểm). Khoảng cách giữa các mức độ của thang đo là: (3 - 1): 3 = 0,67 điểm.
TT Mức độ tác động Thang đo (điểm)
1 Mức độ thấp Từ 1 đến dưới 1,67 2 Mức độ trung bình: Từ 1,67 đến dưới 2,34. 3 Mức độ cao Từ 2,34 đến 3.
- Đối với mức độ hài lòng của GV đối với các nội dung liên quan đến công tác tạo ĐL làm việc cho GV của Nhà trường được đánh giá theo 5 mức độ: Hoàn toàn đồng ý (5 điểm), Đồng ý (4 điểm), Không có ý kiến rõ ràng (3 điểm), Không đồng ý (2 điểm), Rất không đồng ý (1 điểm); Khoảng cách giữa các mức độ của thang đo là: (5 - 1) : 5 = 0,8 điểm.
TT Mức độ hài lòng Thang đo (điểm)
1 Mức độ thấp Từ 1 đến dưới 1,8 2 Mức độ trung bình Từ 1,8 đến dưới 2,6 3 Mức độ khá Từ 2,6 đến dưới 3,4 4 Mức độ cao Từ 3,4 đến dưới 4,2 5 Mức độ rất cao Từ 4,2 đến 5.
Trên cơ sở 184 câu trả lời thu được, tác giả đã tổng kết và đánh giá thực trạng tạo ĐL làm việc cho GV tại Trường ĐHNVHN như sau:
2.3.2.Thực trạng ĐL làm việc của GV trƣờng ĐHNVHN
2.3.2.1. Thực trạng nhận thức về vai trò của ĐL làm việc của GV đối với hiệu quả thực hiện công việc và chất lượng đào tạo của Nhà trường thực hiện công việc và chất lượng đào tạo của Nhà trường
Kết quả khảo sát cho thấy 100% GV được hỏi đều cho rằng ĐL làm việc đóng vai trò quan trọng/rất quan trọng đối với hiệu quả thực hiện công việc của GV nói riẻng và chất lượng đào tạo của Nhà trường nói chung. Như vậy, hầu hết GV Nhà trường đều đánh giá cao vai trò của ĐL làm việc và tạo ĐL làm việc cho
Bảng 2.7: Nhận thức về vai trò của ĐL làm việc của GV đối với hiệu quả thực hiện công việc và chất lƣợng đào tạo của Nhà trƣờng
STT Vai trò của ĐL làm việc của GV Số ngƣời trả lời Tỉ lệ (%)
1 Rất quan trọng 160 87,0
2 Quan trọng 24 13,0
3 Ít quan trọng 0 -
4 Không quan trọng 0 -
Tổng cộng 184 100
2.3.2.2. Tính chủ động, sáng tạo trong công việc của GV
Kết quả khảo sát 184 GV của Trường về các tiêu chí đánh giá tính chủ động, sáng tạo trong công việc củg GV được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.8: Kết quả đánh giá tính chủ động, sáng tạo trong công việc của GV
T
T Nội dung
Số ngƣời trả lời Kết quả
Rất không đồng ý Không đồng ý Không có ý kiến rõ ràng Đồng ý Hoàn toàn đồng ý Tổng điểm Giá trị TB Thứ bậc 1 GV thường xuyên tìm tòi các phương thức truyền đạt kiến thức cho người học một cách khoa học và hiệu quả nhất. 4 80 40 60 0 524 2,85 4 2 GV chủ động cập nhật kiến thức chuyên môn phục vụ hoạt động giảng dạy
3 85 50 46 0 507 2,76 5
3
GV hăng hái tham gia các hoạt động sinh hoạt chuyên môn của Khoa, của Trường. 10 28 45 101 0 605 3,29 3 4 GV sẵn sàng tiếp thu ý kiến góp ý của người học và đồng nghiệp trong hoạt động giảng dạy và NCKH để hoàn thiện bản thân. 2 20 20 142 0 670 3,64 1 5 GV chủ động tham gia các khóa học đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn.
5 25 50 104 0 621 3,38 2
Trung bình 3,18
Kết quả cho thấy, tính chủ động, sáng tạo của GV Trường ĐHNVHN ở mức khá với giá trị trung bình của các tiêu chí là 3,18. 02 nội dung cần cải thiện nhiều
nhất đối với GV Nhà trường đó là sự thường xuyên tìm tòi các phương thức truyền đạt kiến thức cho người học một cách khoa học và hiệu quả nhất và sự chủ động cập nhật kiến thức chuyên môn phục vụ hoạt động giảng dạy. Điều này là dễ hiểu khi GV Nhà trường phải giảng dạy quá nhiều, do đó không có thời gian để đầu tư vào các hoạt động cập nhật kiến thức chuyên môn và phương thức truyền đạt kiến thức cho người học một cách khoa học và hiệu quả.
2.3.2.3. Tính hiệu quả và chất lượng trong công việc của GV *Số lượng và chất lượng của hoạt động giảng dạy: *Số lượng và chất lượng của hoạt động giảng dạy:
Theo thống kê từ Phòng Quản lý đào tạo Đại học, trong các năm học từ 2015-2016 đến năm học 2017-2018, đa số các GV đều hoàn thành hoặc vượt mức giờ nghĩa vụ của mình.
Bảng 2.9: Số giờ giảng bình quân của 1 GV/năm học
Năm học Năm học 2015-2016 Năm học 2016-2017 Năm học 2017-2018
Số giờ giảng dạy bình quân/GV 780 770 760
(Nguồn: Phòng Quản lý đào tạo Đại học, Trường ĐHNVHN)
Như vậy, trung bình 1 GV phải dạy 770 tiết/năm học trong 03 năm gần đây, gấp 2,85 lần so với định mức giờ giảng theo quy định (theo quy định là 270 tiết/năm học). Thực trạng này là tất yếu khi đội ngũ GV cơ hữu của Trường còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo của các ngành học của Nhà trường. Một số rất ít GV bị thiếu giờ do các yếu tố khách quan như ngành học ít sinh viên, số học phần đảm nhiệm ít…
Về chất lượng giảng dạy: Kết quả khảo sát lấy ý kiến của 400 người học và 52 cán bộ quản lý về chất lượng đội ngũ GV của Nhà trường do Phòng Khảo thí và bảo đảm chất lượng thực hiện năm học 2017-2018 đã cho thấy phần lớn GV của Nhà trường được đánh giá là có phẩm chất tốt và trình độ chuyên môn khá tốt. Tuy nhiên vẫn còn 1 bộ phận GV bị đánh giá ở mức trung bình ở trình độ chuyên môn (11,1%), năng lực NCKH (27%) và năng lực sư phạm (9,3%).
Bảng 2.10: Tổng hợp đánh giá của ngƣời học và cán bộ quản lý về chất lƣợng đội ngũ GV của Trƣờng ĐHNVHN T T Các tiêu chí đánh giá Mức độ đánh giá Tốt Khá Trung bình Yếu Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 1 Phẩm chất nhà giáo 280 61,9 157 34,7 15 3,3 0 0 2 Trình độ chuyên môn 200 44,2 202 44,7 50 11,1 0 0 3 Năng lực sư phạm 250 55,3 160 35,4 42 9,3 0 0 4 Năng lực NCKH 150 33,2 180 39,8 122 27,0 0 0
(Nguồn: Phòng Khảo thí và bảo đảm chất lượng, Trường ĐHNVHN)
*Số lượng và chất lượng của hoạt động học tập, bồi dưỡng
Các GV nhà trường đều có ý thức tham gia các khóa học và các lớp tập huấn do Nhà trường tổ chức. Tuy nhiên theo số liệu cung cấp từ Phòng Tổ chức cán bộ thì số lượng GV được Nhà trường cử đi đào tạo, bồi dưỡng hằng năm là không nhiều (chiếm 7% -12%). Đặc biệt, Nhà trường chưa chú trọng bồi dưỡng về kiến thức ngoại ngữ và tin học cho GV. Việc đánh giá chất lượng GV sau tham gia đào tạo, bồi dưỡng chưa được chú trọng và chưa xây dựng được những tiêu chí đánh giá cụ thể.
Bảng 2.11: Số lƣợng GV nhà trƣờng đƣợc cử đi đào tạo, bồi dƣỡng giai đoạn 2014– 2018
Đơn vị tính: Người
TT Nội dung đào tạo,
bồi dƣỡng Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
1 Cao học 7 8 9 7 6
2 Nghiên cứu sinh 15 6 11 18 15
3 Cao cấp LLCT 4 4 4
4 Nghiệp vụ khác 4
Tổng cộng 29 18 28 25 23
(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ, Trường ĐHNVHN)
*Số lượng, chất lượng của hoạt động NCKH
Theo thống kê của Phòng Quản lý đào tạo sau đại học, phần lớn GV của Trường đều đủ giờ NCKH được giao nghĩa vụ hằng năm. Tuy nhiên, con số đó chưa khẳng định được chất lượng của hoạt động NCKH. Nhìn chung hoạt động NCKH của Nhà trường mới chỉ dừng ở mức độ nghĩa vụ, chưa thực sự là một phong trào mang tính tự nguyện và thể hiện niềm say mê của GV đối với hoạt động này.
Bảng 2.12: Số lƣợng đề tài NCKH giai đoạn 2014-2018
Đề tài NCKH Năm Tổng số
2014 2015 2016 2017 2018
Đề tài cấp Quốc gia 0 0 1 0 0 1
Đề tài cấp Bộ 5 4 6 5 2 22
Đề tài cơ sở 10 9 11 15 9 54
Tổng số 15 13 18 20 11 77
(Nguồn: Phòng Quản lý đào tạo Sau đại học, Trường ĐHNVHN)
Phần lớn các đề tài khoa học và công bố khoa học là của các GV đang học cao học hoặc làm nghiên cứu sinh. Các đề tài khoa học chưa có tính ứng dụng vào thực tế, chưa có giá trị thực tiễn cao. Hoạt động NCKH mới đơn thuần là việc biên soạn đề cương bài giảng, môn học, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy. Nguyên nhân của điều này một phần là do GV phải giảng dạy quá nhiều, không còn thời gian đầu tư cho hoạt động NCKH, một phần khác là do Nhà trường chưa thực sự đầu tư, hỗ trợ nhiều cho hoạt động này của GV. Ngoài những đề tài NCKH cấp Quốc gia và cấp Bộ được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, định mức hỗ trợ 30 triệu đồng/đề tài cấp cơ sở chưa thực sự khiến GV hào hứng thực hiện các nhiệm vụ NCKH.
Bảng 2.13: Số lƣợng công bố khoa học giai đoạn 2014-2018
TT Sản phẩm Năm Tổng
2014 2015 2016 2017 2018
1 Bài báo quốc tế 1 1 12 13 27
2 Bài báo trong nước 43 32 80 110 156 421
3 Báo cáo hội nghị khoa học Quốc tế 1 6 10 16 33 4 Báo cáo hội nghị khoa học Trong nước 63 40 85 90 80 358
Tổng 106 74 172 222 265 866
(Nguồn: Phòng Quản lý đào tạo Sau đại học, Trường ĐHNVHN) 2.3.2.4. Mức độ gắn bó của GV với Nhà trường
Mức độ gắn bó của GV với Nhà trường được coi như một tiêu chí tổng hợp để đánh giá ĐL của GV.
Qua kết quả khảo sát 184 GV với câu hỏi “Nếu có điều kiện được chuyển công tác, thày/cô có quyết định chuyển công tác hay không?” 140/184 GV (76,08%) có câu trả lời là không. Điều này chứng tỏ phần lớn GV đều muốn gắn bó lâu dài với nhà trường. Tuy nhiên con số còn lại cũng không phải là ít, điều này phản ánh ĐL để họ gắn bó lâu dài với Nhà trường hiện nay còn thấp. Những
và điều kiện làm viẹc chưa tốt (26,09%), Công việc không phù hợp (10,87%), lý do cá nhân khác (6,52%), mâu thuẫn với đồng nghiệp (4,34%) và không có cơ hội phát triển (4,34%).
*Đánh giá chung về ĐL làm việc của GV Trường ĐHNVHN
ĐL làm việc của GV Trường ĐHNVHN được xét ở mức khá, các GV đều có ý thức hoàn thành nhiệm vụ của mình và bày tỏ sự gắn bó lâu dài với nhà trường. Tuy nhiên về tính chủ động, sáng tạo và chất lượng, hiệu quả trong việc thực hiện các nhiệm vụ thì còn nhiều hạn chế thể hiện:
Thứ nhất, chất lượng giảng dạy của đội ngũ GV chưa thực sự đồng đều, vẫn còn một bộ phận GV bị đánh giá trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm ở mức trung bình. Chất lượng hoạt động NCKH chưa cao thể hiện chưa có một đề tài NCKH nào được ứng dụng vào thực tiễn trong hoạt động đào tạo của Nhà trường. Các GV chỉ NCKH nhằm đủ giờ, chưa chú trọng đến chất lượng của hoạt động này. 27% GV bị đánh giá năng lực NCKH ở mức trung bình.
Thứ hai, tính chủ động sáng tạo trong công việc của GV chưa cao khi GV chưa chủ động cập nhật các kiến thức mới cũng như thường xuyên tìm tòi các phương pháp truyền đạt kiến thức hiệu quả phục vụ cho hoạt động giảng dạy của mình.
Thứ ba là còn một bộ phận không nhỏ GV (23,92%) cho rằng sẽ chuyển công tác khi có điều kiện chứng tỏ họ chưa thực sự muốn gắn bó lâu dài với Nhà trường.
Như vậy có thể thấy công tác tạo ĐL cho GV Trường ĐHNVHN bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định tuy nhiên hiệu quả chưa cao.
2.3.3.Thực trạng tác động của các yếu tố tới ĐL làm việc của GV Trƣờng ĐHNVHN
2.3.3.1. Thực trạng tác động của các yếu tố thuộc về cá nhân đến ĐL làm việc của GV Trường ĐHNVHN của GV Trường ĐHNVHN
Qua kết quả khảo sát ta thấy, mức độ tác động của các yếu tố thuộc về cá nhân đến ĐL làm việc của GV Trường ĐHNVHN là khá lớn, với giá trị trung bình là 2,81. Trong đó có tới 7/7 các yếu tố có điểm trung bình >2,5.
Bảng 2.14: Thực trạng mức độ tác động của các yếu tố thuộc về cá nhân đến