Hoàn thiện các chính sách đào tạo, phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện công tác tạo đl làm việc cho GV trường ĐHNVHN (Trang 108 - 111)

Việc thực hiện giải pháp này nhằm tạo cơ hội cho GV được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, năng lực NCKH của bản thân, từ đó giúp GV thực hiện có hiệu quả.

Nhà trường cần quan tâm thực hiện các công việc sau:

- Xây dựng và tổ chức các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn, định kỳ cho GV Nhà trường về các lĩnh vực chuyên môn, nghiệm vụ sư phạm, phương pháp giảng dạy…

- Hoàn thiện các quy định liên quan đến chế độ cử đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho GV ở trong nước và ngoài nước theo hướng mở: không giới hạn về độ tuổi cử đi đào tạo, tăng mức kinh phí hỗ trợ đào tạo cho GV để khuyến

khích GV tích cực học tập, nâng cao trình độ nhằm nâng cao chất lượng GV, phát triển GV cốt cán và đội ngũ kế cận trong công tác quy hoạch cán bộ của tổ chức.

Để tổ chức tốt các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn cho GV, Nhà trường cần phải quan tâm thực hiện các nội dung công việc sau:

- Khảo sát và đánh giá nhu cầu bồi dưỡng của GV: tư tưởng chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp, kiểm tra đánh giá,... Hoạt động này được tiến hành vào thời điểm chuẩn bị bước vào năm học mới. Trong phiếu khảo sát cần phải nêu rõ mục đích khảo sát, yêu cầu khi tham gia khảo sát, các câu hỏi liên quan đến nhu cầu khảo sát, mong muốn của người được bồi dưỡng. Mục đích của hoạt động này là khơi dậy tinh thần tự giác, tự nguyện tham gia bồi dưỡng, đào tạo của GV, đồng thời thống kê từng nội dung mà họ mong muốn được bồi dưỡng. Đây là cơ sở quan trọng để lập được mục tiêu, mục đích của khóa bồi dưỡng theo đúng yêu cầu đặt ra.

- Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm đảm bảo được mục tiêu đặt ra trong việc sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực hiện có của nhà trường. Kế hoạch cần xác định rõ mục tiêu, đối tượng tham gia, chuyên gia, thời gian, địa điểm, hình thức đào tạo, bồi dưỡng và các nguồn lực cụ thể để đảm bảo việc thực hiện mang tính khả thi. Trong đó, cần bảo đảm việc tiến hành đào tạo, bồi dưỡng cũng phải được diễn ra theo đúng kế hoạch và đảm bảo về mặt nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng.

- Thiết kế nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng. Nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng thông thường sẽ được thiết kế dựa trên nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của GV đã được khảo sát. Nội dung chương trình bồi dưỡng thường được thực hiện với sự tham gia của đội ngũ chuyên gia (trong và ngoài trường). Tài liệu tập huấn cần được thiết kế đảm bảo các nội dung về kiến thức lí thuyết và hoạt động thực hành.

- Tiến hành kiểm tra, đánh giá về kết quả đạt được của GV qua những hoạt động đào tạo, bồi dưỡng. Thông qua các hình thức như: phiếu kiểm tra về quá trình học tập, bồi dưỡng của GV, dự giờ, tham quan lớp học của GV sau khi tham

gia khóa bồi dưỡng,... Sau đó, các đơn vị phụ trách cần tiến hành rút kinh nghiệm cho cả quá trình thực hiện đào tạo, bồi dưỡng. Đồng thời từ đó, đặt ra các mục tiêu, các nhiệm vụ tiếp theo cho GV để tiếp tục học tập, rèn luyện nâng cao chất lượng GV.

Đối với nội dung cử đi đào tạo nâng cao trình độ GV. Ngoài việc đáp ứng nhu cầu từ phía cá nhân GV về nguyện vọng được cử đi đào tạo, nâng cao trình độ nhằm đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp; Nhà trường cần chủ động xây dựng kế hoạch cử GV đi đào tạo, bồi dưỡng hằng năm nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển nguồn nhân lực của Nhà trường. Việc thực hiện các quy định cử đi đào tạo nâng cao trình độ phải đảm bảo sự minh bạch, công bằng, chất lượng và phù hợp về chế độ tài chính, đãi ngộ cũng như công tác quy hoạch nhân sự của Nhà trường. Để thực hiện nhiệm vụ này, Ban Giám hiệu cần quan tâm chỉ đạo thực hiện các công việc cụ thể sau:

- Xây dựng quy hoạch cán bộ nguồn, cốt cán và kế cận.

- Xây dựng các chỉ tiêu để GV nằm trong đối tượng được quy hoạch có ý thức phấn đấu đạt các mục tiêu.

- Xây dựng chế độ kinh phí chi trả, hỗ trợ cho GV được cử đi học. - Sử dụng, đãi ngộ hợp lí GV sau khi được đào tạo.

Để có thể thực hiện được giải pháp này, Nhà trường cần phải:

- Tạo các điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho việc tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho GV tại Trường như các điều kiện cho việc tự học, tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng của GV.

- Thực hiện đơn giản hóa các thủ tục hành chính và cơ chế tài chính minh bạch đối với GV được cử đi đào tạo, bồi dưỡng. Đồng thời, lãnh đạo các đơn vị cần tạo điều kiện về thời gian, nhiệm vụ công tác cho các GV của đơn vị tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ.

- Đảm bảo chất lượng của chuyên gia trong các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện công tác tạo đl làm việc cho GV trường ĐHNVHN (Trang 108 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)