Cải cách thủ tục hành chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực bất động sản ở việt nam (Trang 116)

Đơn giản hóa thủ tục hành chính: Tính đến hiê ̣n ta ̣i thì thủ tu ̣c hành chính

củ a Viê ̣t Nam đã giản lược hơn rất nhiều so với trước đây, tuy nhiên so với các quy trình thủ tu ̣c của các quốc gia khác trên thế giới thì vẫn rất phức ta ̣p và mất nhiều thờ i gian, chi phí. Do đó, Chính phủ cần phải tiếp tu ̣c đơn giản hóa các thủ tu ̣c hành chính trong việc thẩm định và cấp phép, cải tiến mạnh mẽ thủ tục cấp giấy phép đầu tư, đơn giản hoá các thủ tục hành chính theo nguyên tắc liên thông một cửa, loa ̣i bỏ bớ t hoă ̣c gô ̣p các bước không cần thiết vào làm mô ̣t, tăng cường sử du ̣ng công nghê ̣ thông tin trực tuyến để viê ̣c hoàn thiê ̣n thủ tu ̣c được nhanh go ̣n hơn. Các cơ quan chức năng phải thông báo công khai các loại giấy tờ cần có về hồ sơ đăng ký cấp giấy phép đầu tư. Cần sửa đổi, điều chỉnh một số nội dung theo hướng giảm bớt các danh mục phải báo cáo đánh giá tác động tới môi trường và quy định cụ thể các dự án được miễn lập các loại báo cáo này. Với các dự án phải lập báo cáo, cơ quan thẩm định phải tiến hành khẩn trương và bảo đảm độ chính xác cao, để vừa rút ngắn

trường. Chính phủ và địa phương phối hợp chặt chẽ trong việc cấp phép và quản lý các dự án đầu tư nước ngoài. Chính phủ cũng cần tạo điều kiện cho các dự án triển khai nhanh sau khi được cấp phép và sớm đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc triển khai thực hiện dự án bao gồm các thủ tục về cấp đất, giải toả đền bù đất đai, xây dựng công trình, nhập khẩu vật tư thiết bị, đánh giá tác động môi trường cần đơn giản theo hướng các cơ quan chức năng hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện đúng những quy định có liên quan, theo dõi quá trình xây dựng doanh nghiệp; trong trường hợp phát hiện vi phạm pháp luật thì trước hết hướng dẫn doanh nghiệp khắc phục tình trạng đó và có hình thức xử phạt thích hợp đối với trường hợp vi phạm theo hướng dẫn của cơ quan nhà nước.

Thực thi nghiêm túc các thủ tục hành chính: cơ quan quản lý nhà nước cần

thực hiện đúng chức năng, thẩm quyền của mình, coi trọng công tác kiểm tra, giám sát thực hiện tiến độ đầu tư theo đúng quy định, khi cần có thể điều chỉnh ngay, tránh gây phiền hà, lãng phí. Khi cần thiết các cơ quan này có thể tiến hành kiểm tra để đánh giá doanh nghiệp đã có đủ điều kiện, trang thiết bị phù hợp với quy định của pháp luật; hướng dẫn và yêu cầu bổ sung để bảo đảm đủ điều kiện kinh doanh. Cần áp dụng các phương thức tiến bộ về nghiệp vụ như doanh nghiệp tự tính và nộp thuế, cuối kỳ sẽ đối chiếu để nộp bổ sung hoặc được thoái thuế; đăng ký kế hoạch xuất nhập khẩu cả năm và áp dụng biện pháp trừ dần khi thực hiện. Bên cạnh đó, Chính phủ cần định kỳ gặp gỡ, đối thoại về luật pháp chính sách, giải quyết kịp thời các kiến nghị của doanh nghiệp, tháo gỡ các ách tắc, điều chỉnh, bổ sung các chính sách biện pháp tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tăng cường kiểm tra giám sát tiến độ các công trình đã được phê duyệt:

Chính phủ cần thực hiện nghiêm quy định các tổ chức, cá nhân kinh doanh BĐS phải giao dịch thông qua sàn giao dịch BĐS để mọi đối tượng có nhu cầu tiếp cận trực tiếp các thông tin mua bán, tăng cường tính minh bạch, loại trừ đầu cơ. Đồng thời, giải quyết càng sớm càng tốt việc kéo quá dài tình trạng nhiều giấy chứng nhận cho một bất động sản (sổ đỏ - giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ hồng - Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất...). Để đề phòng và tránh những tác động tiêu cực có thể xuất hiện trong việc thực hiện các dự án này về đất

đai, về tài chính... cần phải có một lộ trình tổng thể nhằm chỉnh trang chung cư cũ nát và địa bàn mới đô thị hoá hoặc được phát triển cơ sở hạ tầng. Chính phủ cũng cần đưa việc xem xét, giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất vào chương trình của Nhà nước để góp phần ổn định kinh tế - xã hội. Nhà nước chịu trách nhiệm đền bù giải phóng mặt bằng, sau đó tiến hành đấu giá, đấu thầu công khai để lựa chọn nhà đầu tư thay vì giao cho nhà đầu tư tự thực hiện việc thỏa thuận đền bù giá cả. Trong trường hợp giao đất theo chỉ định thì giá cả cũng phải dựa theo giá thị trường. Điều này sẽ làm giảm thiểu tham nhũng, tiêu cực trong đất đai, thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia và đồng thời tăng thu cho ngân sách nhà nước.

3.2.6 Đầu tư phá t triển cơ sở ha ̣ tầng

Cần tăng cường đầu tư phát triển cơ sở ha ̣ tầng kỹ thuâ ̣t ta ̣o sự hấp dẫn và thu hú t các nhà đầu tư BĐS nước ngoài. Chính phủ Viê ̣t Nam cần thúc đẩy tiến độ cũng như chất lượng xây dựng các dự án hạ tầng. Nhằm nhanh chóng cải thiện những bất cập về cơ sở hạ tầng, Bộ Kế hoa ̣ch và Đầu tư cần tiến hành tổng rà soát, điều chỉnh, phê duyệt và công bố các quy hoạch về kết cấu hạ tầng làm cơ sở thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Tranh thủ tối đa các nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực này và dành sự ưu tiên cho các dự án: cấp - thoát nước, vệ sinh môi trường; hệ thống đường cao tốc; hê ̣ thống điê ̣n lưới; nâng cao chất lượng dịch vụ đường sắt, nhất là đường sắt nối các cụm cảng biển lớn, các mỏ khoáng sản với hệ thống đường sắt quốc gia, xây dựng thêm nhiều sân bay thương ma ̣i, cảng biển,… Ngoài ra, Chính phủ cần xây dựng và ban hành các cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước tham gia phát triển các công trình kết cấu hạ tầng bằng các chế độ ưu đãi nhất định, thu hút các thành phần kinh tế nhiệt tình tham gia. Đặc biệt, tỷ lệ giữa vốn Nhà nước và vốn tư nhân trong các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng - loại dự án cần có sự tham gia của Nhà nước cũng được coi là chìa khoá tạo nên sức hấp dẫn của các dự án này.

Đối với các nguồn vốn mới FDI vào BĐS cần được kiểm tra chă ̣t chẽ năng lực tài chính và khả năng quản lý BĐS của phía doanh nghiê ̣p FDI, cùng cách thức huy đô ̣ng vốn, tính toán rủi ro khi có những biến cố thi ̣ trường. Đă ̣c biê ̣t, với các dự án BĐS có vốn đầu tư nước ngoài được cấp mới phải phù hợp với quy hoa ̣ch đã được hoạch đi ̣nh và phê duyê ̣t.

Đối với các dự án FDI đang triển khai, các đi ̣a phương và cơ quan chức năng cần giám sát để thực hiê ̣n đúng tiến đô ̣ thi công, chất lượng công trình cũng như kiểm soát chă ̣t chẽ tình tra ̣ng vay nợ, nô ̣p thuế, đă ̣c biê ̣t phải đảm bảo các thiết bi ̣, kết cấu đúng với thiết kế đã được phê duyê ̣t và phù hợp với yêu cầu kỹ thuâ ̣t, cũng như công khai với người dân và các nhà đầu tư.

Ngoài ra, khi mô ̣t dự án có vốn đầu tư nước ngoài, Nhà nước phải có những tiêu chí đánh giá và cho ̣n lựa nhà thầu xây dựng cũng như trang thiết bi ̣ đảm bảo chất lượng, khoa ho ̣c tiên tiến; đồng thời khuyến khích các doanh nghiê ̣p FDI đầu tư vào BĐS áp du ̣ng công nghê ̣ hiê ̣n đa ̣i và sử du ̣ng vâ ̣t liê ̣u mới nhằm tiết kiê ̣m chi phí, giá thành và nâng cao chất lượng, sự khác biê ̣t và phù hợp của sản phẩm với nhu cầu người tiêu dùng.

3.2.8 Các giải pháp khác

Thu hú t FDI có cho ̣n lo ̣c: Những năm gần đây và dự báo trong những năm

sắp tới, Viê ̣t Nam đã, đang và sẽ tiếp tu ̣c là mô ̣t trong những điểm đầu tư BĐS hấp dẫn trên thế giới. Tuy nhiên hiê ̣n nay, khi nền kinh tế đòi hỏi phải tái cơ cấu, phải phát triển nhiều ngành sản xuất khác, thì việc tập trung vốn FDI vào lĩnh vực này có thể gây rủi ro về bất ổn kinh tế vĩ mô vì những biến động của thị trường BĐS liên quan trực tiếp đến luồng tiền FDI vào nước ta, có thể ảnh hưởng đến cán cân thanh toán tổng thể. Do đó, việc thu hút FDI vào BĐS cần phải thâ ̣n tro ̣ng, tính toán kỹ lưỡng hơn, có sự định hướng và chọn lo ̣c [100]. Thứ nhất, cần cho ̣n lo ̣c nhà đầu tư. Theo đó, Chính phủ nên xây dựng mô ̣t hê ̣ thống tiêu chí đánh giá đối với năng lực củ a mỗi nhà đầu tư nước ngoài, ví du ̣ như: năng lực tài chính, khả năng quản lý, kinh nghiệm trong lĩnh vực này, nền tảng khoa ho ̣c – công nghê ̣,… Thứ hai, cần

thị trường BĐS Viê ̣t Nam, đó là lượng vốn FDI chủ yếu chảy vào các tỉnh/thành lớn (như Hà Nô ̣i, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang,…), đă ̣c biê ̣t gần đây là những khu vực, đi ̣a phương gần biển (Phú Quốc là mô ̣t điển hình) do sự phát triển và gia tăng nhanh chó ng của phân khúc BĐS nghỉ dưỡng. Như vâ ̣y sẽ dẫn tới sự mất cân bằng trong quá trình phát triển thi ̣ trường BĐS khi mà còn rất nhiều đi ̣a phương có quỹ đất dư thừa nhưng chưa được tâ ̣n du ̣ng và khai thác có hiê ̣u quả, gây lãng phí tài nguyên. Thứ ba, cần cho ̣n lo ̣c dự án theo phân khúc, cu ̣ thể là ở Viê ̣t Nam hiê ̣n đang có nhu cầu rất cao về phân khúc nhà ở xã hô ̣i, nhà ở cho tầng lớp trung lưu nhưng lại thiếu vốn. Bên ca ̣nh đó, thu hút FDI vào viê ̣c nâng cấp, phát triển cơ sở ha ̣ tầng cũng được Chính phủ nước ta chú tro ̣ng và mong muốn các nhà đầu tư hướng tớ i, tuy nhiên, trước sự thăng hoa và nở rô ̣ của phân khúc BĐS nghỉ dưỡng, đang ngày càng nóng hơn và chưa có dấu hiê ̣u dừng la ̣i, thì Chính phủ cần cân bằng giữa các dự án cho từng phân khúc, tìm kiếm thêm và ưu tiên cấp phép đăng ký cho những dự án thuô ̣c phân khúc đang bi ̣ ha ̣n chế và chưa phát triển.

Đẩy mạnh hoạt động của các sàn giao dịch và cơ quan tư vấn, thẩm định giá: Nhà nước cần từng bước hoàn thiện cơ cấu của thị trường và lành mạnh các giao dịch trên thị trường BĐS trong đó nâng cao chất lượng các sàn giao dịch BĐS để thực hiện các hình thức đấu giá, đấu thầu các loại đất để tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể dễ dàng tham gia thị trường, bảo đảm cho thị trường công khai, minh bạch và có sự quản lý của Nhà nước, góp phần hạn chế đầu cơ, ổn định thị trường. Nhà nước cần quy định thực hiện công khai việc bán nhà và chuyển quyền sử dụng đất tại các các dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê đất phải để mọi đối tượng có nhu cầu được tiếp cận các thông tin qua các sàn giao dịch. Đối với nhà đất tại các đô thị đã đưa vào sử dụng ổn định, Chính phủ cần tập trung chỉ đạo thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận nhà, đất theo quy định của pháp luật để đảm bảo cho mọi hàng hoá bất động sản có đủ điều kiện giao dịch hợp pháp, công khai trên sàn giao dịch. Đồng thời nhà nước cần quản lý và nâng cao năng lực các chủ thể tham gia thị trường BĐS như các tổ chức, cá nhân định giá, các tổ chức, cá nhân môi giới, tư vấn về BĐS. Bên cạnh đó, xác định giá đất theo tiêu chí thống nhất cũng

Chính phủ nên mở rộng cho các doanh nghiệp về thẩm quyền định giá, chức năng thẩm định giá đang hoạt động theo Luật doanh nghiệp, nếu các doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về điều kiện theo Luật đất đai năm 2013. Việc hoàn thiện và tăng cường năng lực hoạt động của các tổ chức tư vấn, môi giới, bảo hiểm và thông tin về bất động sản cũng sẽ điều kiện cho thị trường bất động sản vận hành minh bạch, hiệu quả.

Xây dựng hệ thống chỉ số bất động sản: Muốn nâng cấp độ minh bạch của

thị trường BĐS không thể thiếu một thước đo của thị trường để Chính phủ, các cơ quan chức năng có cơ sở tin cậy nhằm điều chỉnh thị trường BĐS đi đúng hướng, hay bản thân những nhà đầu tư, người mua BĐS cũng nhận biết được giá trị thực của hàng hóa BĐS mà mình giao dịch. Một thị trường minh bạch là một thị trường mà ở đó, giá trị của hàng hóa được nhận diện một cách trung thực. Do đó, chính phủ cần hoàn thiê ̣n công tác xây dựng và công bố các chỉ số đánh giá thi ̣ trường BĐS (REMI) trên đi ̣a bàn các tỉnh, thành phố. Bên cạnh đó, Nhà nước cần đẩy mạnh việc tạo môi trường và điều kiện nhằm thu hút đầu tư thông qua việc xây dựng trung tâm thông tin dữ liệu về đất đai, bất động sản, công khai quy hoạch, công khai dự án tạo điều kiện cho các nhà đầu tư bình đẳng và dễ dàng tiếp cận các dự án phát triển bất động sản, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm tăng cung cho thị trường.

Đào tạo nguồn nhân lực cho ngành bất động sản: Nhà nước cần có kế

hoạch trong việc tổ chức các khóa đào tạo về kiến thức, hướng dẫn tổ chức thi hành các điều khoản của luật pháp hoặc quy định cho các chuyên viên phụ trách các dự án. Cán bộ quản lý Nhà nước và trong các doanh nghiệp cần chú trọng cả kiến thức chuyên môn, luật pháp quốc tế, thông lệ quốc tế trong lĩnh vực BĐS, du lịch, trình độ ngoại ngữ lẫn phẩm chất đạo đức. Bên cạnh đó, Nhà nước cần mở rộng phạm vi bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ quản lý BĐS, cập nhật các thông tin BĐS cho đội ngũ nhân viên làm việc cho các doanh nghiệp FDI góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ. Cơ quan thẩm quyền cũng nên đồng thời tổ chức các khóa học về BĐS và các nghiệp vụ liên quan như định giá, giám định BĐS, môi giới phát triển BĐS, quảng cáo tiếp thị BĐS và cấp chứng chỉ để chuyên nghiệp hóa đội ngũ quản lý và nhân viên kinh doanh BĐS và dịch vụ BĐS.

KẾT LUẬN

Nguồn vốn FDI đã trở thành một trong những nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bổ sung nguồn lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng thu ngân sách, giúp các nước nhân được vốn đầu tư nâng cao trình độ, kỹ năng lao động, tạo thêm nhiều công ăn việc làm mới, đồng thời góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước trên thế giới, thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Dựa trên điều kiện tự nhiên, các yếu tố kinh tế - chính trị - xã hội cùng với những chính sách mở cửa, thu hút FDI hiệu quả và hợp lý, Việt Nam đang dần trở thành một điểm đến hấp dẫn của nguồn vốn FDI trong mắt các nhà đầu tư trên toàn thế giới. Qua đó, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, đẩy nhanh quá trình hội nhập toàn cầu.

Lĩnh vực BĐS ở Việt Nam hiện nay đang trở thành một lĩnh vực có tiềm năng thu hút FDI mạnh mẽ nhất với những ưu thế về môi trường đầu tư liên tục được cải thiện, nhu cầu về BĐS rất cao trong khi cung bất động sản có chất lượng tốt chưa đủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực bất động sản ở việt nam (Trang 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)