Giai đoạn 2007 – 2008: Bùng nổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực bất động sản ở việt nam (Trang 78 - 81)

Chỉ trong vòng chưa đầy 3 năm, từ năm 2006, vốn FDI đổ vào Việt Nam tăng gấp 7 lần, từ xấp xỉ 19 tỷ USD năm 2006 lên 21,35 tỷ USD năm 2007 và đạt đỉnh là

trong giai đoạn này luôn chiếm bình quân khoảng 40% đến 50%, nhưng tính theo số tuyệt đối thì đây là một bước tiến đáng kể. Cụ thể: năm 2007, có 42 dự án FDI thuộc lĩnh vực BĐS được cấp phép với tổng vốn đầu tư là 8,45 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 35,96% tổng vốn đầu tư FDI [136], trong đó nổi bật là dự án xây dựng tòa nhà căn hộ và văn phòng Keang Nam với tổng số vốn đầu tư lên đến 500 triệu USD của Hàn Quốc.

Bước sang năm 2008, mặc dù đã có sự chuẩn bị tâm lý nhất định của các nhà đầu tư nước ngoài về tình hình cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới lần thứ 3 xuất phát từ Mỹ, tuy nhiên, vẫn xuất hiện sự lạc quan của các nhà đầu tư ngoại đối với thị trường BĐS của Việt Nam bởi Chính phủ đã ban hành và sửa đổi kịp thời nhiều chính sách thương mại mới, đồng thời, triển khai tốt việc rà soát, đánh giá lại các chính sách thương mại đang áp du ̣ng, cùng với đó là số vốn FDI thu hút được đạt mức kỷ lục 71,7 tỷ USD nên trong năm 2008, vẫn có đến 75 dự án FDI thuộc lĩnh vực BĐS được cấp phép với tổng vốn đầu tư là 27,92 tỷ USD, chiếm 38,9% tổng vốn FDI, gấp 3 lần so với năm 2007. Một loạt các dự án lớn liên quan đến lĩnh vực BĐS trong giai đoạn này là: dự án New City do một nhà đầu tư từ Brunei – Công ty New City Properties, thực hiện với số vốn 4,34 tỷ USD tại tỉnh Phú Yên; dự án khu du lịch Hồ Tràm trị giá 4,2 tỷ USD của Tập đoàn Asian Coast Development Ltd (Canada) được cấp phép vào tháng 05/2008, nằm tại xã Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, với tiêu chuẩn 5 sao, rộng 169 ha; tổ hợp nghỉ dưỡng Starbay trị giá 1,6 tỷ USD của công ty Starbay thuộc British Virgin Islands – một quần đảo tại vùng Caribê thuộc Vương quốc Anh – làm chủ đầu tư, tổ hợp nghỉ dưỡng này đặt tại tỉnh Kiên Giang, gồm khu nghỉ dưỡng phức hợp, sân golf và căn hộ cho thuê; đô thị đại học quốc tế Berjaya trị giá 3,5 tỷ USD do công ty ty Berjaya Leisure (Malaysia) thực hiện tại TP. Hồ Chí Minh với tham vọng xây dựng một đô thị đại học quốc tế, gồm các khu dân cư, thương mại, giải trí và y tế đạt tiêu chuẩn 5 sao. [136]

Trong giai đoạn này, Hàn Quốc là nhà đầu tư nước ngoài có số vốn FDI đổ vào lĩnh vực BĐS Việt Nam lớn nhất với tỷ trọng lên đến 41%, tiếp đến là các nhà đầu tư thuộc khu vực Châu Á khác như Nhật Bản (19%), Singapore (12%) và các nhà đầu tư khác thuộc khu vực Châu Âu và Bắc Mỹ. [50]

Về cơ cấu thu hút vốn FDI vào lĩnh vực BĐS theo từng khu vực, các báo cáo của Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng chiếm 3 vị trí dẫn đầu trong thu hút vốn đầu tư FDI vào lĩnh vực BĐS với tỷ trọng lần lượt là 10,7%; 9,5% và 7% [50]. Riêng tại TP. Hồ Chí Minh, năm 2007 có 24 dự án đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực BĐS với tổng vốn đầu tư là 1,53 tỷ USD, gần gấp 2 lần tổng vốn đầu tư từ năm 2000 đến năm 2006 cộng lại thì sang năm 2008, đã có đến 45 dự án đầu tư vào lĩnh vực BĐS với tổng vốn đầu tư lên gần 3 tỷ USD. Trong khi đó, tại Hà Nội, năm 2007, số lượng dự án có vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực BĐS đạt 18 dự án với tổng vốn đầu tư đạt 1,4 tỷ USD và sang năm 2008, số lượng dự án đã lên 37 dự án với tổng vốn đầu tư là 2,6 tỷ USD.

Có thể nói, WTO đã làm thay đổi mạnh mẽ thị trường BĐS Việt Nam trong giai đoạn này bởi nguồn vốn FDI dồi dào sẽ góp phần rất quan trọng vào việc đô thị hóa, nâng cấp cơ sở hạ tầng, tạo nguồn cung rất lớn về BĐS chung cư, căn hộ và mặt bằng văn phòng cho thuê. Tuy nhiên, việc tăng trưởng “quá nóng” của thị trường BĐS trong giai đoạn này cũng đem lại nhiều hệ lụy như: Lượng vốn quá lớn của các nhà đầu tư nước ngoài sang lĩnh vực khiến giá trị các sản phẩm của thị trường này bị thổi phồng, gây ra hiện tượng đầu cơ, sốt ảo, khiến tín dụng nội địa tăng vọt, làm nền kinh tế trở nên quá nóng và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vốn đầu tư FDI được bơm nhanh vào thị trường BĐS đồng nghĩa với nguy cơ nhập siêu tăng cao trong tương lai, bởi các nhà đầu tư phải nhập khẩu nguyên vật liệu xây dựng, thiết bị nội thất ngày càng nhiều để triển khai các dự án. Ngoài ra phần lớn vốn FDI đầu tư vào BĐS chủ yếu được dồn vào kinh doanh văn phòng, căn hộ cao cấp và khách sạn du lịch để thu lợi. Trong khi đó, phân khúc nhà ở cho người có nhu cầu thực sự có thu nhập trung bình và thấp hầu như không có, dẫn đến sự mất cân đối cung cầu của thị trường nhà ở. Hơn nữa, các dự án BĐS với hàng hóa là căn hộ, nhà cửa về bản chất không tham gia xuất khẩu nên sẽ gây khó khăn cho việc cân đối ngoại tệ của Việt Nam, dù rằng các nhà đầu tư nước ngoài thu hồi vốn bằng nội tệ nhưng lại chuyển vốn ra nước ngoài bằng ngoại tệ. Vốn đầu tư FDI đổ vào nhiều, trong khi cơ

BĐS sẽ dễ phát sinh tình trạng kẹt xe, ngập nước ngày càng trầm trọng, ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng… Bên cạnh đó, với bối cảnh nền kinh tế thế giới lúc bấy giờ đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng toàn cầu nên khả năng nhiều dự án có vốn đầu tư lớn của các nhà đầu tư nước ngoài sẽ bị “treo” dẫn đến lãng phí nguồn tài nguyên đất của Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực bất động sản ở việt nam (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)