Thị trường BĐS liên quan đến rất nhiều lĩnh vực, từ đất đai đến tài chính ngân hàng, xây dựng, tư pháp cho nên phát triển BĐS và vận hành thị trường BĐS đòi hỏi phải có khung pháp lý đồng bộ và chặt chẽ. Hệ thống chính sách luâ ̣t pháp liên quan đến hoa ̣t đô ̣ng FDI nói chung và FDI vào lĩnh vực BĐS nói riêng của Việt Nam đã có những cải thiện rõ rệt, từng bước tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư, tuy nhiên, luật và nghị định hướng dẫn vẫn còn thiếu nhất quán, chồng chéo, thậm chí mâu thuẫn nhau. Chính phủ cần tập trung xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, các cơ chế chính sách phù hợp đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất và đủ hiệu lực nhằm tạo điều kiện cho thị trường BĐS hoạt động theo quy định của pháp luật.
Hoàn thiện khung pháp lý: Nội dung của khung pháp lý phải bao quát từ thị
trường sơ cấp (thị trường quyền sử dụng đất), thị trường đầu tư phát triển BĐS đến thị trường thứ cấp (thị trường giao dịch BĐS). Việc sửa đổi bổ sung và ban hành
đầu tư, kinh doanh BĐS, nhà ở đã được công bố và có hiệu lực thi hành, mang lại nhiều thay đổi tích cực trong việc quản lý và phát triển các dự án BĐS có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, tuy nhiên trong thời gian tới, Chính phủ vẫn cần thiết phải ban hành các văn bản luật có liên quan đến lĩnh vực này như Luật Đăng ký BĐS, Luật thuế BĐS,... tiếp theo đó, cần nghiên cứu ban hành các văn bản dưới các hình thức pháp lý khác về các vấn đề liên quan đến thị trường BĐS và đầu tư vào thị trường BĐS. Đó là những văn bản pháp lý về thu hồi đất để chuyển thành đất phi nông nghiệp, văn bản pháp lý về quy hoạch (là quy hoạch chung cho cả quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển ngành và địa phương, quy hoạch xây dựng đô thị), các văn bản pháp lý về sự tham gia của các tổ chức tín dụng, ngân hàng vào thị trường BĐS như Quy chế bảo lãnh cho các hoạt động đầu tư vào thị trường BĐS của các tổ chức tín dụng, văn bản pháp lý về sự tham gia của các thể chế tài chính và đầu tư vào BĐS; Quy chế hoạt động cho các quỹ hỗ trợ đầu tư vào thị trường BĐS; Quy chế về việc tái bảo lãnh cho việc đầu tư vào thị trường BĐS. Song song vớ i đó, Chính phủ cũng cần rà soát lại tất cả các văn bản, quy đi ̣nh, các chính sách có liên quan, sửa đổi ngay các nô ̣i dung không còn phù hợp, không đồng bô ̣, thiếu nhất quán, còn bất câ ̣p, chưa rõ ràng và bổ sung các nô ̣i dung còn thiếu để hoàn chỉnh, đảm bảo sự thống nhất, minh bạch, rõ ràng của hê ̣ thống cơ sở pháp luâ ̣t.
Hoàn thiện hệ thống quản lý thị trường BĐS: Nhà nước cần xem xét và đổi
mới sự phân công, phân cấp giữa các cơ quan trong hệ thống quản lý nhà nước có liên quan đến các bộ phận cấu thành của BĐS, của đầu tư BĐS sao cho mỗi cơ quan phải chịu trách nhiệm về một nội dung theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Theo đó, mỗi nội dung liên quan đến BĐS, thị trường BĐS và đầu tư vào thị trường BĐS đều có một cơ quan chịu trách nhiệm chính. Ví dụ khi thị trường BĐS trở nên quá nóng hoặc đóng băng thì phải có một cơ quan chịu trách nhiệm chính để tìm ra các giải pháp khắc phục tình trạng đấy. Giữa các cơ quan phải có sự thống nhất về thông tin. Điều này có thể thực hiện được thông qua hệ thống thông tin giữa các cơ quan quản lý BĐS có liên quan và các thông tin này cần phải được cập nhật hàng ngày và phải có người quản lý, giám sát. Khi đã có sự thống nhất về
thông tin thì các cơ quan quản lý mới có thể đưa ra được những giải pháp đúng đắn, kịp thời và thống nhất. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần chủ đô ̣ng điều tiết giá bằng quan hê ̣ cung cầu và kiểm soát toàn bô ̣ thi ̣ trường đất đai sơ cấp, điều tiết thi ̣ trường đất đai thứ cấp, bảo đảm sử du ̣ng đúng mu ̣c đích theo quy hoa ̣ch đã được xét duyệt.
Quy định chế tài xử lý vi phạm phù hợp: Trong thời gian tới, Chính phủ cần
nhanh chóng rà soát, phân loại và đánh giá tình hình thực hiện của tất cả dự án trên địa bàn để có biện pháp xử lý, hỗ trợ cho phù hợp. Đồng thời, Chính phủ cần tập trung chỉ đạo điều hành xử lý nghiêm hành vi vi phạm của các nhà đầu tư nước ngoài, giải quyết nhanh các vấn đề khó khăn phát sinh tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này vượt qua cũng ban hành quy chế về thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó, Chính phủ cần quy định cụ thể chế độ kiểm tra của các cơ quan quản lý để chấm dứt sự kiểm tra tuỳ tiện, tránh hình sự hoá các quan hệ kinh tế của doanh nghiệp, nhưng vẫn bảo đảm được sự giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước và áp dụng các chế tài đối với những vi phạm pháp luật của các doanh nghiệp. Hoạt động thanh kiểm tra doanh nghiệp phải hướng vào mục đích làm cho các doanh nghiệp tự giác tôn trọng pháp luật, tránh tình trạng lợi dụng thanh tra, kiểm tra để gây khó khăn cho hoạt động bình thường của doanh nghiệp. Việc xử lý các hành vi phạm pháp cần thực hiện đúng trình tự và hình phạt đã được quy định và cần có sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thanh tra, kiểm tra và áp dụng các phương thức tiến bộ để vừa bảo đảm thực hiện nghiêm minh luật pháp, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp ta ̣o môi trường đầu tư minh ba ̣ch, ca ̣nh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài.