Dự báo về xu hướng dòng vốn FDI vào lĩnh vực BĐS trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực bất động sản ở việt nam (Trang 98 - 100)

Thị trường BĐS Châu Á – Thái Bình Dương đang là điểm đến hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài. Tỷ trọng đầu tư vào thị trường này không ngừng tăng trong những năm vừa qua. Theo thống kê của CBRE Việt Nam, vốn FDI vào thị trường BĐS Châu Á chỉ đa ̣t 1,4 tỷ USD trong năm 2009 thì đến năm 2015 con số này đã lên tới 9,6 tỷ USD, và chỉ trong nửa đầu năm 2016 đã đạt 4,7 tỷ USD [127]. Trong 18 tháng gần đây nhất, Châu Á đã nhận được những khoản đầu tư khá lớn vào thị trường BĐS từ các tổ chức, tập đoàn lớn của khu vực Trung Đông và Bắc Mỹ. Các tổ chức quốc tế này đã chiếm tới 57% tỷ trọng nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực BĐS thương mại nửa đầu năm 2016 (tăng 9% so với năm 2012). Các nguồn thanh khoản đơn thuần không chỉ xuất phát từ nhu cầu đa dạng hóa danh mục đầu tư trên các quốc gia khác nhau, mà còn trên các loại tài sản và mức độ rủi ro khác nhau. Dòng chảy vốn hai chiều từ đông sang tây/từ tây sang đông bao gồm các cơ hội đầu tư tại địa phương và tìm kiếm các đối tác liên doanh, đòi hỏi đơn vị trung gian chất lượng cao ở cả hai đầu. Hiện nay, các khối tài sản thương mại chủ chốt như các tòa nhà văn phòng hạng sang có vị trí đắc địa vẫn là ưu tiên hàng đầu cho các nhà đầu tư nước ngoài, bởi tiềm năng trong phân khúc này vẫn còn rất lớn. “Xây dựng giá trị cốt lõi” là chiến lược quan trọng cho các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội và có định hướng lâu dài tại Châu Á. Bên ca ̣nh đó, việc thị trường văn phòng phát triển trên quy mô rộng, ở nhiều thành phố khác nhau sẽ tạo cơ hội để giảm giá thuê. Đây cũng sẽ là xu hướng trong thời gian tới ở những trung tâm lớn khu vực Châu Á.

Trung Quốc, Singapore và Hồng Kông đang ngày càng khẳng định vị trí là điểm đến đầu tư ưa thích cho dòng vốn từ các quỹ đầu tư Châu Á, đặc biệt là các quỹ đầu tư cá nhân. Năm 2017, các quốc gia này sẽ tiếp tục tham gia tích cực, tuy nhiên chúng ta sẽ chứng kiến cả sự xuất hiện của các quốc gia khác như Hàn Quốc,

Tại thị trường Nhật Bản, các nhà đầu tư có kinh nghiệm vẫn đang tìm kiếm những cơ hội để đầu tư vào các thị trường tiềm năng như Osaka và Fokuoka [127], đây là hai thành phố có vị trí đắc địa và tốc độ phát triển khá cao chỉ đứng sau Tokyo.

Các nước Đông Nam Á có nhiều triển vọng về mặt kinh tế xã hội và có rất nhiều tiềm năng thu hút được các khoản đầu tư lớn từ nước ngoài như Malaysia, Indonesia và Philippines, trong vòng 5 năm tới, được kỳ vọng sẽ tăng trưởng nhanh chóng về mặt kinh tế. Trong khoảng thời gian 2017 – 2021, GDP bình quân hàng năm của Malaysia và Indonesia được dự báo sẽ tăng lần lượt ở mức 4,84% và 5,8%.

Malaysia có GDP bình quân đầu người cao nhất trong 5 nền kinh tế đang phát triển trong ASEAN. Trong 5 năm tới, Quỹ tiền tê ̣ quốc tế IMF dự đoán GDP bình quân đầu người của Malaysia sẽ tiếp tục đứng trên Trung Quốc. Nhìn chung, sức mua tại Malaysia được dự đoán sẽ vẫn giữ ở mức cao. Tại Malaysia, các yếu tố căn bản của nền kinh tế hiện đang vững mạnh, đồng Ringgit yếu và luồng FDI vào Malaysia dồi dào. Nguồn đầu tư của Trung Quốc chiếm 16% GDP năm 2015 của Malaysia. Nếu kéo dài trong 20 năm, nguồn đầu tư này sẽ giúp GDP của Malaysia tăng trưởng thêm 0,7% mỗi năm so với mức GDP năm 2015. Dự kiến Malaysia sẽ thu hút nhiều sự quan tâm và hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư hơn trong 12 – 18 tháng tiếp theo.

Indonesia là một nền kinh tế có nhiều tiềm năng. Các yếu tố căn bản của nền kinh tế rất vững chắc và nguồn vốn FDI vào Indonesia cũng ngày càng nhiều. Các nhà đầu tư sẽ tập trung vào các cơ hội trong phân khúc BĐS thương mại chất lượng cao tại Kuala Lumpur. Quan trọng hơn, việc thực hiện thành công các chương trình ân xá thuế là dấu hiệu cho thấy hệ thống thuế của quốc gia này đang dần trở nên hợp lý hơn. Trong 3 tháng đầu tiên, sáng kiến này đã đạt được 90% mục tiêu 4 triệu tỷ rupiah.

Theo Savills – Tập đoàn chuyên cung cấp các di ̣ch vu ̣ BĐS hàng đầu thế giới, trong năm tới, dự kiến Indonesia sẽ thu hút nhiều hoạt động đầu tư hơn, đặc biệt là từ các quỹ đầu tư Chính phủ và các tập đoàn doanh nghiệp lớn. Trong khu vực

Đông Nam Á, cơ hội phát triển từ các hình thức đầu tư mở rộng hoạt động bằng cách xây dựng cơ sở mới hoặc mua cơ sở hiện có ở nước ngoài, đặc biệt là ở các thị trường như Indonesia, Malaysia, Việt Nam và Myanmar sẽ được hưởng lợi nhờ nguồn vốn từ các tổ chức này. Nguồn vốn đầu tư từ Trung Quốc sẽ như một chất xúc tác tăng trưởng, cả hai nền kinh tế được kỳ vọng sẽ thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư một cách rộng rãi và sâu sắc hơn.

Lào cũng cho thấy được sự gia tăng đáng kể về khối lượng bất động sản được xây và bán ra, khi nhu cầu thuê và mua nhà của người nước ngoài tại nước này cũng bắt đầu tăng mạnh.

Việt Nam cũng có dấu hiệu tích cực khi ghi nhận số lượng khách quốc tế đạt kỷ lục với hơn 10 triệu lượt khách trong năm 2016, tăng 26% so với năm trước. Theo JLL Việt Nam, người nước ngoài đã mua hơn 1.000 căn hộ tại TP. Hồ Chí Minh kể từ khi luật mới về người nước ngoài mua nhà có hiệu lực (Tháng 07/2015).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực bất động sản ở việt nam (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)