Hoàn thiện chính sách tín dụng bất động sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực bất động sản ở việt nam (Trang 112 - 114)

Trong bối cảnh thị trường tài chính Việt Nam hiện nay, tín dụng ngân hàng vẫn sẽ là kênh cung cấp vốn chủ yếu cho các doanh nghiệp kinh doanh BĐS. Chính phủ cần tháo gỡ vướng mắc trong cho vay của ngân hàng đối với kinh doanh BĐS. Tuy nhiên, để việc huy động theo kênh này hiệu quả hơn cần phải tăng cường huy

ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Chính phủ cần nghiên cứu hoàn thiện cơ chế chính sách thế chấp - giải chấp, bảo lãnh cũng như việc xử lý bất động sản thế chấp để thu hồi nợ vay, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, người dân có thể thế chấp bất động sản nhà đất để vay vốn phát triển kinh tế, đề xuất các giải pháp cho vay dài hạn với lãi suất phù hợp trong xây dựng nhà ở cho thuê, bán trả dần và các loại nhà khác để hỗ trợ phát triển hàng hoá cho thị trường BĐS đồng thời cần phải thiết lập và nâng cao chất lượng các kênh thông tin về thị trường bất động sản để làm cơ sở cho các ngân hàng thẩm định dự án, đánh giá khả năng chi trả của các chủ đầu tư.

Tăng cường quản lý rủi ro và kiểm soát tín dụng vào BĐS: Chính phủ cần

tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình cấp tín du ̣ng vào BĐS của các tổ chức tín dụng, phát hiê ̣n ki ̣p thời các khoản nợ quá ha ̣n, nợ xấu ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng; kiểm soát nguồn vốn tín du ̣ng BĐS tăng trưởng hợp lý, tránh tình tra ̣ng tăng trưởng quá nóng và buô ̣c Nhà nước phải dùng các biê ̣n pháp thắt chă ̣t dẫn tới thi ̣ trường bi ̣ đóng băng; điều chỉnh linh hoa ̣t cơ cấu tín dụng, tỷ tro ̣ng cho vay đối với từ ng khoản tín du ̣ng BĐS; ban hành cơ chế thế chấp bất động sản; minh bạch và đơn giản hóa quy trình vay đầu tư bất động sản; nâng cấp trình độ cập nhật thông tin bất động sản và thông tin tín dụng đối với bất động sản. Giải pháp này nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài có kế hoạch vay tín dụng phù hợp với quá trình triển khai dự án của mình. Bên cạnh đó, Chính phủ cần bãi bỏ quy định nhà đầu tư phải xây dựng xong hạ tầng mới được chuyển nhượng dự án. Thay vào đó nhà nước chỉ cần quy định có sổ đỏ là được chuyển nhượng cho nhà đầu tư thứ cấp, tái cơ cấu vốn vay BĐS theo hướng đánh giá lại các dự án để tiếp tục rót vốn cho dự án tốt. Ngoài ra, Chính phủ cũng cần phải kiểm soát chặt chẽ tổng lượng cung ứng đất xây dựng; thực hiện nghiêm chỉnh chế độ sử dụng đất có bồi thường; đẩy mạnh đấu thầu, đấu giá; tăng cường quản lý việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất và quản lý giá đất.

Hình thành cơ chế đầu tư mới nhằm thu hút vốn FDI vào BĐS: Chính phủ

cần đẩy ma ̣nh triển khai và phát triển mô hình “Quỹ đầu tư BĐS” để tăng cường nguồn vốn cho thị trường BĐS; hình thành thị trường trái phiếu, cổ phiếu BĐS. Chính phủ cần hình thành quỹ đầu tư tín thác cho thị trường BĐS. Đây là mô hình

mà nhà đầu tư ủy thác cho công ty quản lý quỹ đầu tư vốn vào BĐS để kiếm lời. Quỹ sẽ hoạt động theo phương thức khai thác thị trường BĐS, tìm cách sở hữu và điều hành khai thác BĐS để tạo thu nhập, đồng thời có thể cho chủ sở hữu BĐS hoặc những người khác vay tiền và cũng có thể mua lại các khoản nợ hoặc chứng khoán được đảm bảo bằng BĐS. Chứng chỉ quỹ đầu tư tín thác sẽ có tính chất nửa như trái phiếu, nửa như cổ phiếu và người nắm giữ được nhận lợi tức định kỳ nhưng không tham gia quản lý đầu tư. Bên cạnh đó, Chính phủ cần có cơ chế cho phép các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản được huy động vốn bằng cách bán sản phẩm, dịch vụ theo hình thức thu tiền trước nhưng phải đăng ký với cơ quan chức năng và do ngân hàng thương mại đảm nhận. Mới đây, viê ̣c Quỹ đầu tư BĐS Techcom Viê ̣t Nam (TCREIT) – quỹ đầu tư BĐS đầu tiên ta ̣i Viê ̣t Nam – do Công ty TNHH Quản lý quỹ Kỹ thương (Techcom Capital) thành lâ ̣p, đã chính thức ra đời và sẽ sớm đăng ký niêm yết trên Sở giao di ̣ch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh đã ta ̣o tiền đề, đánh dấu bước đi quan tro ̣ng cho viê ̣c thu hút FDI vào BĐS ở Viê ̣t Nam theo mô hình mớ i này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực bất động sản ở việt nam (Trang 112 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)