Đi ̣nh hướng phát triển thi ̣trường BĐS của Viê ̣t Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực bất động sản ở việt nam (Trang 100 - 104)

Ngày 19/05/2004, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 06/2004/ NQ - CP về một số giải pháp lành ma ̣nh hóa thị trường BĐS, đây là mô ̣t trong những văn bản mang tính nền tảng, ta ̣o tiền đề cho sự hình thành và phát triển thi ̣ trường BĐS. Từ đây, các Ban chỉ đa ̣o phát triển nhà và thi ̣ trường BĐS ra đời. Đồng thời, các Hiê ̣p hội BĐS cũng được hình thành, đi ̣nh hướng phát triển cho thi ̣ trường BĐS. Theo Nghị quyết số 06/2004/ NQ - CP, mục tiêu phát triển thị trường BĐS là khai thác có hiệu quả các loại BĐS, đặc biệt là BĐS nhà đất, phát huy tối đa nguồn lực từ đất đai, nhà và công trình xây dựng để phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; thu hút các nguồn lực của xã hội, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển BĐS, đặc biệt là đầu tư xây dựng các công trình sản xuất - kinh doanh, các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; góp phần hình thành đồng bộ các loại thị trường tạo điều kiện thuận lợi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Đi kèm vớ i mu ̣c tiêu là các giải pháp phát triển thị trường BĐS, bao gồm: Các giải pháp chung là tập trung xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, các cơ chế, chính sách phù hợp đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất

và đủ hiệu lực nhằm tạo điều kiện cho thị trường BĐS hoạt động theo quy định của pháp luật; nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung một số loại thuế và lệ phí về nhà đất theo hướng khuyến khích sử dụng có hiệu quả BĐS, đồng thời phát triển các giao dịch chính thức trên thị trường; hoàn thiện chính sách về tín dụng phục vụ yêu cầu phát triển thị trường BĐS; nghiên cứu hoàn thiện cơ chế, chính sách thế chấp , bảo lãnh vay vốn để phát triển BĐS; tăng cường khả năng cung cấp hàng hoá BĐS, nhất là đất để sản xuất - kinh doanh và BĐS nhà ở để góp phần bình ổn thị trường theo quy luật cung - cầu; từng bước hoàn thiện cơ cấu của thị trường và làm lành mạnh các giao dịch trên thị trường BĐS. Và các giải pháp cụ thể là đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật để tạo điều kiện cho các chủ thể giao dịch hợp pháp, công khai trên thị trường; tập trung chỉ đạo lập quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/500 và quy hoạch điểm dân cư nông thôn để quản lý chặt chẽ hoạt động đầu tư xây dựng BĐS; quản lý chặt chẽ việc sử dụng đất đai; triển khai thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất để khai thác có hiệu quả nguồn đất đai; hoàn thiện cơ chế bồi thường, thu hồi đất để phục vụ triển khai các dự án BĐS.

Ngày 07/01/2013, Chính phủ ban hành Nghi ̣ quyết số 02/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu, đã đưa ra nhiều giải pháp hỗ trợ đồng bô ̣, cu ̣ thể cho phân khúc nhà ở xã hô ̣i để làm ấm thi ̣ trường BĐS. Nghi ̣ quyết này nêu rõ Ngân hàng Nhà nước Viê ̣t Nam sẽ dành từ 20.000 đến 40.000 tỷ đồng thời ha ̣n tối đa 10 năm để hỗ trợ cho các ngân hàng thương ma ̣i Nhà nước cho vay mua nhà. Đồng thời, các ngân hàng thương mại Nhà nước cũng dành một lượng vốn hợp lý (tối thiểu khoảng 3% tổng dư nợ của các ngân hàng thương mại nhà nước) để cho các đối tượng thu nhập thấp, cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang vay để thuê, thuê mua nhà ở xã hội và thuê, mua nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70 m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 với lãi suất thấp, kỳ hạn trả nợ phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng; và cho vay đối với các doanh nghiệp xây dựng nhà ở xã hội, doanh nghiệp chuyển đổi công năng của dự án đầu tư sang dự án nhà ở xã hội với lãi suất hợp lý và kỳ hạn trả nợ phù hợp với kỳ hạn của nguồn vốn và khả năng trả nợ của khách hàng. Trong Quý

I/2013, Ngân hàng Nhà nước cũng đã phối hợp với Bô ̣ Xây dựng ban hành, hướng dẫn Quy chế cho vay các đối tượng trên để đảm bảo sử du ̣ng có hiê ̣u quả, đúng mu ̣c đích các khoản tín du ̣ng này. Viê ̣c Chính phủ hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội mô ̣t mă ̣t giú p cân đối cung cầu trên thi ̣ trường, đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân thu nhập thấp, mặt khác giúp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bất động sản, dần làm thị trường ấm lên, từ đó giải quyết được nợ xấu, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

Tại Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 04/2015, Chính phủ đã chỉ đạo tháo gỡ khó khăn về vốn cho thị trường BĐS nhằm tạo điều kiện để thị trường phục hồi và phát triển. Theo Nghị quyết này, Chính phủ giao nhiệm vụ cho Bộ Xây dựng tiến hành rà soát, đánh giá tình hình thực hiện chính sách nhà ở xã hô ̣i, đề xuất các giải pháp tổng thể để triển khai có hiệu quả chương trình; chỉ đạo rà soát việc thành lập, thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các ban quản lý dự án, công trình xây dựng; phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước để tiếp tục tháo gỡ khó khăn về vốn cho BĐS, tạo điều kiện cho thị trường hồi phục và phát triển thực chất, lành mạnh. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên, khoáng sản; đảm bảo thực hiện nghiêm túc các quy định về bảo vệ môi trường; kiên quyết xử lý nghiêm các cơ sở gây ô nhiễm... Bộ Giao thông Vận tải được giao nhiệm vụ thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông, tiếp tục đẩy mạnh kiểm soát tải trọng của các phương tiện. Đồng thời có trách nhiệm đề xuất cơ chế hiệu quả để huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước để đầu tư cho kết cấu hạ tầng giao thông; xây dựng đề án xã hội hóa việc khai thác cơ sở hạ tầng giao thông và báo cáo lên Chính phủ xem xét. Chính phủ cũng yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-CP ban hành ngày 12/03/2015 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2015 - 2016; tập trung tiến hành rà soát, xây dựng và ban hành kế hoạch hành động về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của từng bộ, cơ quan, địa phương, trong đó cần xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, tiến độ và lộ trình thực hiện nhằm cải thiện, tạo chuyển

Căn cứ theo Quyết định số 76/2004/QĐ-TTg ngày 06/05/2004 của Thủ tướng chính phê duyệt định hướng phát triển nhà ở đến năm 2020 thì:

• Về phát triển nhà ở thành thị: Phấn đấu đạt chỉ tiêu diện tích nhà ở bình quân đầu người khoảng 15 m2 sàn vào năm 2010 và 20 m2 sàn vào năm 2020, chất lượng nhà ở đô thị đạt tiêu chuẩn quốc gia.

• Về phát triển nhà ở nông thôn: Phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành chương trình hỗ trợ cải thiện nhà ở đối với các hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ và các hộ thuộc diện chính sách tại các vùng: Trung du miền núi phía Bắc, duyên hải Bắc, Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, khu vực Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long; Phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành việc xoá bỏ nhà ở tạm (tranh, tre, nứa, lá) tại khu vực nông thôn; chỉ tiêu diện tích nhà ở nông thôn bình quân đầu người đạt khoảng 14m2 sàn vào năm 2010 và 18m2 sàn vào năm 2020.

Dự báo tỷ lệ đô thị hóa ở Việt Nam bình quân khoảng 30% vào năm 2010, khoảng 50% vào năm 2020 (tốc độ đô thị hóa ở Hà Nội hiện nay xấp xỉ 57%, dự báo 70% (2010) và khoảng 85% (vào năm 2020). Trung bình mỗi năm Việt Nam cần phát triển thêm 35 triệu m2 nhà để phấn đấu đạt 20m2 nhà ở/người tại đô thị vào năm 2020. Như vậy từ nay đến năm 2020, yêu cầu phát triển lĩnh vực BĐS Việt Nam là tối cần thiết để có thể hoàn thành được kế hoạch lớn của toàn Đảng toàn dân là đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp hiện đại. [48]

Nhìn chung, trong các định hướng phát triển thị trường BĐS của Nhà nước Việt Nam, việc thu hút FDI vào thị trường BĐS luôn là một trong những nội dung quan trọng. Theo quan điểm của Đảng, phát triển thị trường BĐS phải “từng bước làm cho thị trường BĐS có sức cạnh tranh so với thị trường khu vực, có sức hấp dẫn nhà đầu tư”. Quan điểm của Việt Nam là thu hút FDI vào các dự án BĐS đòi hỏi vốn lớn, các dự án gắn với cơ sở hạ tầng và khuyến khích đầu tư vào các khu vực, địa bàn khó khăn cũng như là các dự án BĐS cho những người có thu nhập thấp, vì đây là những dự án cần vốn lớn, thời gian thu hồi vốn khá chậm. Với những dự án này thường thì các nhà đầu tư trong nước không mấy hào hứng hoặc không đủ năng

lực tài chính cũng như năng lực kỹ thuật để triển khai dự án. Ngoài ra, chính sách thu hút FDI vào thị trường BĐS của Việt Nam cũng khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức liên doanh, trong đó doanh nghiệp Việt Nam thường góp vốn bằng quyền sử dụng đất. [74]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực bất động sản ở việt nam (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)