Những thành tựu và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực bất động sản ở việt nam (Trang 91 - 95)

Sau 10 năm gia nhập WTO, kéo theo đó là sự gia tăng liên tục của nguồn vốn FDI, lĩnh vực Bất động sản của Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực.

2.4.1.1 Thành tựu

Giải quyết được vấn đề nhà ở cho người dân

Khi nguồn vốn từ khu vực tư nhân trong nước yếu ớt, nhỏ lẻ và nguồn vốn đầu tư công còn tập trung chủ yếu cho các dự án công nghiệp nhằm hoàn thành mục tiêu đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp hóa, thì vốn FDI là một nguồn vốn quan trọng trong việc giải quyết một trong các vấn đề an sinh xã hội đó là nhà ở cho người dân. Trong suốt giai đoạn 2007 đến nay, cùng với các dự án đầu tư nhà ở xã hội của Chính phủ, các dự án có vốn đầu tư nước ngoài cũng góp phần quan trọng giúp giải quyết vấn đề nhà ở cho gần 10 triệu cư dân ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, ngoài ra, diện tích nhà ở trung bình đầu người cũng

tăng lên đáng kể, từ 15m2 năm 2007 lên 22.6m2 trong năm 2016 và phấn đấu đạt 23.4m2 trong năm 2017

Giải quyết vấn đề công ăn việc làm cho người lao động

Bên cạnh việc giải quyết vấn đề nhà ở, các dự án FDI trong lĩnh vực bất động sản cũng có nhiều đóng góp to lớn trong vấn đề giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Tính đến thời điểm 2016, nguồn vốn FDI đã tạo ra công ăn việc làm cho gần 20.000 lao động trực tiếp và gần 5 triệu lao động có liên quan. Không chỉ có được công ăn việc làm ổn định, lực lượng lao động này cũng được tiếp cận với nhiều công nghệ tiên tiến, cách thức quản lý, tổ chức chuyên nghiệp từ các nhà đầu tư nước ngoài, qua đó, nâng cao được trình độ chuyên môn, đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe của các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực xây dựng công trình.

Đổi mới và hiện đại hóa kết cấu hạ tầng Việt Nam

Không chỉ giúp “thay da, đổi thịt” cho hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh bằng các dự án chung cư cao cấp, văn phòng hạng sang và biệt thự, vốn FDI cũng góp phần thay đổi bộ mặt của các địa phương ven biển, đặc biệt là các khu vực còn nhiều khó khăn như Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phan Thiết, Phú Quốc, bằng hàng loạt các dự án bất động sản nghỉ dưỡng lớn như Intercontinental Đà Nẵng, Novotel Phú Quốc, Laguna Lăng Côdo, Naman Garden, Coco Ocean-Spa Resort, The Sunrise Bay, Milton Resort, Sonasea Villas & Resort…Với lợi thế hơn 1.000 km đường biển, Việt Nam không giấu giếm tham vọng biến du lịch biển thành ngành kinh tế mũi nhọn trong tương lai. Do đó, FDI trong lĩnh vực bất động sản nghỉ dưỡng dự kiến sẽ tiếp tục đem lại nhiều đổi mới cho các tỉnh miền Trung.

Tác động tích cực gián tiếp tới ngân sách nhà nước và các lĩnh vực

liên quan.

Các dự án FDI cũng góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách thông qua việc đóng góp thuế từ hoạt động của chính mình và nguồn lợi thu được từ việc cho thuê đất xây dựng khu chung cư, nhà ở, văn phòng làm việc cho các nhà FDI. Cụ thể,

2016 đạt 12.960 tỷ đồng, trung bình mỗi năm đạt gần 1.300 tỷ đồng, góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế của Việt Nam. Đồng thời, FDI vào lĩnh vực BĐS cũng thúc đẩy thị trường tài chính ngân hàng phát triển qua hoạt động giải ngân vốn, đồng thời cũng tạo nhiều cơ hội kinh doanh cho các ngành, lĩnh vực có quan hệ mật thiết với lĩnh vực bất động sản như xây dựng, chế tạo máy móc, sản xuất xi măng, sắt thép. Qua đó, giúp gia tăng khả năng cạnh tranh của Việt Nam so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

2.4.1.2 Nguyên nhân đạt được những thành tựu trên

Nhu cầu về bất động sản lớn

Do Việt Nam là quốc gia đang phát triển với tốc độ tăng trưởng bình quân năm dao động từ 6% đến 8%, quy mô dân số khoảng 90 triệu dân và hầu hết lại tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng … với mật độ rất cao do đó, nhu cầu về nhà ở, văn phòng rất lớn, điển hình như ở TP. Hồ Chí Minh, tỷ suất sử dụng không gian văn phòng hạng A trong năm 2016 đã vượt mức 95%, tỷ lệ sử dụng không gian bán lẻ lên đến hơn 92%. Trên thị trường nhà ở, số lượng căn hộ được tung ra trong năm 2016 đã tăng 46% so với năm 2015. Ngoài ra, với hơn 10 lượt triệu khách du lịch đến Việt Nam mỗi năm, nhu cầu bất động sản nghỉ dưỡng, đặc biệt là những BĐS nghỉ dưỡng sang trọng (đạt tiêu chuẩn 4 sao trở lên), đáp ứng tốt nhu cầu của khách du lịch quốc tế cũng tạo động lực mạnh mẽ cho các nhà đầu tư nước ngoài đổ vốn vào thị trường bất động sản Việt Nam.

Chính sách của Đảng và Nhà nước

Với định hướng mở cửa ngay từ những năm đầu tiên sau Đại hội Đảng lần IX (năm 1986), Chính phủ nước ta đã luôn chủ động lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các nhà đầu tư nước ngoài, từ đó, liên tục có những chính sách điều chỉnh thích hợp nhằm thu hút vốn FDI vào thị trường Việt Nam, trong đó, có thị trường bất động sản. Điều này không chỉ giúp giảm áp lực ngân sách nhà nước cho thị trường bất động sản mà còn mở ra cơ hội cho thị trường này tiếp cận với các nhà đầu tư quốc tế, có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, để từ đó, nâng cao năng lực nội tại cho thị trường bất động sản Việt Nam. Trong giai đoạn

này, các thay đổi pháp lý đã thể hiện được cách nhìn mới mẻ của Nhà nước với các chủ thể có vốn đầu tư nước ngoài, tạo cơ hồi cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường BĐS Việt Nam. Các thay đổi pháp lý đó là: Luật Đất đai sửa đổi năm 2013 cho phép doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng thuộc đối tượng được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê (Khoản 3 Điều 55 Luật Đất đai năm 2013; Luật Nhà ở sửa đổi 2014 cho phép mở rộng đối tượng tham gia của người Việt Nam định cư tại nước ngoài và người nước ngoài vào thị trường nhà ở sẽ tạo niềm tin và phát triển phân khúc bất động sản cao cấp; Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi 2014 cũng cho phép mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh bất động sản cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư nước ngoài, việc này giống như “xuất khẩu bất động sản” tại chỗ. Ngoài ra, cơ chế giải ngân vốn FDI nhanh chóng qua các tổ chức tài chính, những ưu đãi của từng địa phương đối với nguồn vốn FDI cho thị trường bất động sản .... cũng góp phần quan trọng giúp các nhà đầu tư nước ngoài có niềm tin vững chắc để đầu tư vào thị trường bất động sản Việt Nam.

Các tín hiệu thuận lợi từ thị trường

Việt Nam đang ở giai đoạn thuận lợi nhất để phát triển kinh tế, với nhiều chỉ tiêu tăng trưởng vượt trội so với các nước trong khu vực. Trong đó, bất động sản thương mại Việt Nam nằm trong số những thị trường có lợi suất đầu tư cao nhất toàn cầu với mức giá mua vào phải chăng và sự tăng trưởng của giá thuê. Theo tính toán của Hiệp hội bất động sản Việt Nam, giá nhà ở của Việt Nam hiện nay tăng khoảng 10%/ năm, trong khi đó, giá thuê mặt bằng văn phòng đang tăng khoảng 15%/ năm, thâm chí, ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, giá còn tăng nhanh hơn. Thêm vào đó, phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng mới chỉ được khai thác ở mức độ tiềm năng, còn bỏ ngỏ rất nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài khi mà nhu cầu nghỉ dưỡng, thư giãn của du khách đang ngày một tăng cao. Do đó, có thể thấy, BĐS Việt Nam là một lĩnh vực đầu tư có tỷ suất sinh lời khá cao so với các lĩnh vực khác. Đây cũng là một trong các yếu tố chính thu hút các nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực bất động sản ở việt nam (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)