2.2. Thực trạng phát triển hoạt động cho vay thể nhân tại Vietcombank Hà
2.2.3. Quy trình cho vay thể nhân tại Vietcombank Hà Nội
Quy trình cho vay thể nhân tại Vietcombank được triển khai áp dụng trên toàn bộ các chi nhánh trong hệ thống, trong đó có chi nhánh Hà Nội.
Về nguyên tắc, hoạt động cho vay thể nhân được thực hiện qua các bước cơ bản sau:
Bước 1 : Tìm kiếm, tiếp thị khách hàng.
Tùy thuộc vào từng đối tượng khách hàng mà có thể có nhiều kênh để tìm kiếm, tiếp thị sản phẩm của Ngân hàng:
Đối với các khách hàng đã và đang sử dụng các sản phẩm, dịch vụ thì cán bộ cho vay thể nhân cần thường xuyên chăm sóc, tiếp thị, bán chéo sản phẩm nhằm gợi mở nhu cầu, giới thiệu các sản phẩm cho vay thể nhân mới tới khách hàng.
Đối với các khách hàng tiềm năng, có nhiều cách để tiếp thị như tổ chức sự kiện, sử dụng tờ rơi, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng…Cơng tác tiếp thị khách hàng có thể được thực hiện ngay tại trụ sở ngân hàng, các phòng giao dịch hoặc trực tiếp địa bàn kinh doanh của khách hàng.
Bước 2: Gặp gỡ, phỏng vấn và hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay vốn.
Khi một khách hàng thể nhân có nhu cầu vay vốn tại Ngân hàng, cán bộ tín dụng tiến hành phỏng vấn sơ bộ khách hàng để làm rõ các nội dung sau đây:
- Nhu cầu tín dụng và điều kiện của khách hàng;
- Khả năng đáp ứng các điều kiện cho vay trong từng sản phẩm tín dụng cụ thể. Trên cơ sở đó xác định và tư vấn cho khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ phù hợp nhất. Sau đó, cán bộ cho vay hướng dẫn khách hàng hồn thiện hồ sơ vay vốn. Nhìn chung một bộ hồ sơ vay vốn gồm có:
-Hồ sơ năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự của khách hàng như Giấy chứng minh thư nhân dân/Hộ chiếu, sổ hộ khẩu, Giấy xác nhận tình trạng hơn nhân…
-Hồ sơ về tài sản đảm bảo (nếu có)
-Hồ sơ chứng minh mục đích sử dụng vốn của khách hàng
-Hồ sơ chứng minh nguồn trả nợ của khách hàng.
Căn cứ vào hồ sơ quy định cụ thể trong từng sản phẩm cho vay thể nhân, cán bộ tín dụng có trách nhiệm kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ theo yêu cầu, tính phù hợp của các thơng tin trên hồ sơ, đối chiếu tất cả các bản sao so với bản gốc…Nếu
khách hàng chưa cung cấp đầy đủ hồ sơ như u cầu, cán bộ tín dụng có trách nhiệm u cầu khách hàng bổ sung hồ sơ còn thiếu.
Bước 3: Thẩm định thực tế, đánh giá khách hàng và lập tờ trình thẩm định tín dụng.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng, cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định thực tế, phân tích và đánh giá khách hàng. Nội dung thẩm định, phân tích và đánh giá về cơ bản gồm những vấn đề sau:
- Thông tin về nhân thân khách hàng vay, lịch sử quan hệ tín dụng - Mục đích sử dụng vốn của khách hàng
- Tài sản đảm bảo
- Năng lực tài chính của khách hàng
- Phương án đầu tư, sản xuất kinh doanh (nếu có)
Sau khi nghiên cứu toàn bộ hồ sơ, căn cứ vào kết quả thẩm định khách hàng, cán bộ tín dụng lập Tờ trình thẩm định trình cấp có thẩm quyền xem xét.
Bước 4: Quyết định cho vay.
Trên cơ sở Tờ trình thẩm định của cán bộ tín dụng kèm theo hồ sơ vay vốn của khách hàng, cấp có thẩm quyền thực hiện việc xem xét phê duyệt cho vay. Cụ thể như sau:
- Trường hợp từ chối cho vay: Cán bộ tín dụng có trách nhiệm thơng báo bằng văn bản cho khách hàng về việc từ chối cho vay của Ngân hàng.
- Trường hợp đồng ý cho vay: Cán bộ tín dụng có trách nhiệm thơng báo cho khách hàng về quyết định của Ngân hàng và yêu cầu khách hàng thu xếp thời gian để ký kết các hợp đồng và hoàn thiện các thủ tục pháp lý có liên quan.
Sau khi có quyết định cho vay của cấp có thẩm quyền, khách hàng và Ngân hàng cùng nhau thực hiện ký kết các hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến tài sản đảm bảo và các điều kiện khác trong quyết định cho vay của Ngân hàng (nếu có).
Bước 6: Giải ngân.
Căn cứ vào hợp đồng tín dụng đã ký, giấy đề nghị giải ngân của khách hàng và các chứng từ giải ngân, cán bộ tín dụng gửi bộ hồ sơ giải ngân cho bộ phận tác nghiệp ( Phòng quản lý nợ).
Phòng quản lý nợ thực hiện việc phong tỏa tài sản bảo đảm (nếu có), thực hiện nhập kho tài sản, mở hợp đồng vay, tài khoản vay trên hệ thống. Sau đó, chuyển một bộ chứng từ giải ngân sang bộ phận kế tốn tiền vay (Phịng kế tốn) để thực hiện giải ngân cho khách hàng.
Bộ phận kế tốn có trách nhiệm kiểm tra lần cuối tính chính xác của hồ sơ giải ngân về mặt chữ ký của khách hàng, thông tin tài khoản người thụ hưởng (nếu có) …Sau đó, thực hiện hạch toán chuyển tiền cho khách hàng.
Bước 7: Kiểm soát sau cho vay.
Sau khi giải ngân, cán bộ tín dụng có trách nhiệm kiểm tra, giám sát khách hàng vay, khoản vay, mục đích sử dụng vốn theo các nội dung sau:
- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ mục đích sử dụng vốn vay - Đốc thúc khách hàng trả nợ gốc, lãi đầy đủ và đúng hạn - Định kỳ kiểm tra, định giá lại tài sản đảm bảo theo quy định
- Định kỳ kiểm tra tình hình tài chính và các vấn đề có liên quan đến khách hàng
Định kỳ hàng tháng, Bộ phận tác nghiệp (phòng quản lý nợ) thực hiện phân loại nợ va trích lập dự phịng rủi ro (nếu có) theo quy định.
Trong q trình kiểm sốt sau cho vay, nếu phát hiện các dấu hiện rủi ro, cán bộ tín dụng phải báo cáo lãnh đạo kịp thời và đề xuất các biện pháp phòng ngừa rủi
ro. Đặc biệt, trong trường hợp phát sinh nợ xấu, Ngân hàng thực hiện xem xét điều chỉnh tín dụng khi khách hàng có yêu cầu và/hoặc thực hiện xử lý, thu hồi nợ theo quy định.
Bước 8: Thanh lý hợp đồng cho vay và lưu hồ sơ.
Khi khách hàng hoàn thành hết nghĩa vụ đối với Ngân hàng (Trả hết nợ gốc và lãi vay), Ngân hàng thực hiện việc tất toán khoản vay, xuất ngoại bảng và giải chấp tài sản bảo đảm tiền vay, thanh lý hợp đồng tín dụng.
Bộ phận tác nghiệp (Phịng Quản lý nợ tại Trụ sở chính và Bộ phận quản lý nợ tại các Phịng giao dịch) có trách nhiệm lưu hồ sơ vay vốn .