Chính phủ và các Bộ ngành cần sớm thực thi các giải pháp nhằm ổn định nền kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.
Trước hết, Chính phủ cần tiếp tục có những giải pháp hỗ trợ thị trường và đầu tư như thực hiện thúc đẩy nhanh việc giải ngân vốn đầu tư đối với các dự án, chương trình trong phạm vu quản lý; Thực hiện đồng bộ các giải pháp để mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu trên cơ sở tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, du lịch, dịch vụ theo hướng chủ động tích cực, bảo đảm hiệu quả…
Thứ hai, Chính phủ cần thực hiện các chính sách nhằm giảm chi phí sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hạ giá thành và tiêu thụ sản phẩm như gia hạn thời hạn nộp thuế, giảm thuế, hoàn thuế, giảm thu các loại phí, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian thông quan, tăng cường công tác khai thuế điện tử qua mạng, đẩy mạnh triển khai nộp thuế qua hệ thống ngân hàng…
Riêng đối với thị trường bất động sản, Chính phủ cần sớm ban hành Nghị quyết nhằm đưa ra các giải pháp tổng thể, đồng bộ để nhanh chóng “phá băng” cho thị trường. Bộ xây dựng cần phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nhằm thực hiện rà soát các dự án bất động sản, cho phép chuyển đổi các dự án nhà ở thương mại thành nhà ở xã hội, hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp bất động sản chủ động điều chỉnh hoạt động kinh doanh, tái cơ cấu doanh nghiệp cho phù hợp.
KẾT LUẬN
Hiện nay, trong xu thế hội nhập toàn cầu, nhiều ngân hàng đang chuyển hướng phát triển theo mô hình ngân hàng bán lẻ đa năng, trong đó tín dụng thể nhân là một trong những hoạt động được các ngân hàng đặc biệt quan tâm bởi vì thị trường này còn rất tiềm năng.
Hoạt động cho vay đối với khách hàng thể nhân nhiều năm qua đã được các Ngân hàng thương mại Việt Nam quan tâm phát triển nhưng nếu so sánh với các ngân hàng nước ngoài, chúng ta vẫn còn khoảng cách khá xa về vốn, trình độ công nghệ, trình độ quản lý… Vì vậy, việc tìm ra những giải pháp để thúc đẩy sự phát triển hoạt động cho vay thể nhân luôn là vấn đề mang tính thời sự, được sự quan tâm đặc biệt của các NHTM.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn hoạt động cho vay khách hàng thể nhân tại Vietcombank- Chi nhánh Hà Nội, luận văn đã hoàn thành được một số nội dung chủ yếu sau:
o Hệ thống hóa những lý luận về cho vay thể nhân tại các NHTM, đồng thời khẳng định tính tất yếu của hoạt động cho vay này tại các ngân hàng hiện nay.
o Từ thực tiễn hoạt động cho vay thể nhân tại Vietcombank Hà Nội, luận văn cũng đã chỉ ra được những thành quả đạt được, bên cạnh đó là những hạn chế trong hoạt động cho vay thể nhân, phân tích nguyên nhân và từ đó có một số giải pháp định hướng nhằm phát triển hoạt động cho vay này tại chi nhánh.
o Luận văn cũng đã đưa ra một số kiến nghị đối với các cơ quan hữu quan như Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam nhằm tạo điều kiện thuận lợi về mặt hành chính, pháp lý và cơ chế nhằm phát triển hoạt động cho vay thể nhân tại Vietcombank Hà Nội nói riêng và của các Ngân hàng nói chung.
Với khả năng và thời gian nghiên cứu còn hạn chế, luận văn chắc hẳn còn có nhiều thiếu sót. Mong rằng những ai quan tâm sẽ đóng góp những ý kiến quý báu cho tác giả để luận văn được hoàn thiện hơn.
s 2
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS. Phan Thị Thu Hà (2007), Ngân hàng thương mại, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
2. GS.TS Lê Văn Tư, Giáo trình ngân hàng thương mại , Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội.
3. Frederic Mishkin (1995), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
4. Peter S.Rose (2004), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà Xuất bản tài chính, Hà Nội.
5. Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (2012 - 2016), Báo cáo thường niên.
6. Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (2012 - 2016), Báo cáo tín dụng.
7. Vietcombank Hà Nội (2012-2012), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh. 8. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam(2010), Luật các Tổ chức
tín dụng.
9. Các văn bản nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng Nhà nước và những hướng dẫn của NHNTVN.
10.www.vietcombank.com.vn
11. www.vneconomy.vn