Nâng cao năng lực trình độ chun mơn và đạo đức của cán bộ khách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động cho vay khách hàng thể nhân tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh hà nội (Trang 90 - 91)

3.2. Một số giải pháp phát triển hoạt động cho vay đối với thể nhân tạ

3.2.4.2. Nâng cao năng lực trình độ chun mơn và đạo đức của cán bộ khách

nhánh cần có những chỉ đạo kịp thời, “dám nghĩ dám làm”.

3.2.4.2. Nâng cao năng lực trình độ chun mơn và đạo đức của cán bộ khách hàngthể nhân thể nhân

Một trong những hạn chế lớn của Vietcombank Hà Nội trong hoạt động tín dụng đó là đội ngũ cán bộ tín dụng cịn trẻ cả tuổi nghề và tuổi đời. Hơn nữa, đội ngũ này cịn khá mỏng dẫn đến tình trạng phải kiêm nhiệm nhiều công việc làm hạn chế trong khâu cập nhật thông tin, thẩm định và quản lý khách hàng. Vì vậy, để phát triển được hoạt động cho vay nói chung và cho vay đối với thể nhân nói riêng, Vietcombank cần thực hiện các kế hoạch tuyển dụng, đào tạo và đánh giá cán bộ một cách công minh, khoa học.

Xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ ngay từ khi mới được tuyển dụng. Trong đó, chú trọng đạo tạo cả về chuyên môn lẫn đạo đức để xây dựng đội ngũ cán bộ tín dụng có phẩm chất tốt, tinh thông nghiệp vụ. Yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ tín dụng phải được đào tạo các kỹ năng sau:

 Kỹ năng “bán hàng”: cán bộ tín dụng phải có kỹ năng về Marketing để thu hút được sự chú ý của khách hàng, đồng thời phải được trang bị đầy đủ kỹ năng giao tiếp, đàm phám với khách hàng và thể hiện được văn hoá kinh doanh của ngân hàng.

 Kỹ năng thu thập và khai thác thơng tin: cán bộ tín dụng phải biết cách thu thập và khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau phục vụ cho cơng việc của mình.

 Kỹ năng phân tích: trên cơ sở thơng tin thu thập được, cán bộ tín dụng phải biết phân tích, xử lý thơng tin một cách có hiệu quả phục vụ cho việc ra quyết định cho vay.

 Kỹ năng trình bày và đàm phán với khách hàng: cán bộ phải biết tiếp xúc, trình bày và thương lượng với khách hàng về các vấn đề liên quan đến quy định, cơ chế và các điều khoản thoả thuận trong hợp đồng giữa khách hàng và ngân hàng làm vừa lòng khách hàng vẫn đảm bảo mục tiêu đặt ra.

 Bên cạnh các kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, các cán bộ tín dụng cịn phải thường xuyên trang bị thêm kiến thức về pháp luật, thị trường và các lĩnh vực kinh tế – tài chính khác.

Kết quả đào tạo phải gắn với việc bố trí và sử dụng cán bộ “đúng người đúng việc”, việc đào tạo cán bộ phải xuất phát từ địi hỏi của cơng việc chứ khơng xuất phát từ ý định chủ quan của người quản lý tránh tình trạng tràn lan khơng có hiệu quả và rất lãng phí nguồn lực.

Hiện nay, xảy ra tình trạng tâm lý co cụm, e ngại của một bộ phận cán bộ khách hàng thể nhân, làm ảnh hưởng đến doanh số cho vay. Vì vậy, để tạo động lực cho cán bộ yên tâm cơng tác, Ban giám đốc chi nhánh cần có cơ chế khen thưởng, kỷ luật rõ ràng, tránh xảy ra tình trạng “chảy máu chất xám” đồng thời xử lý kịp thời những cán bộ vi phạm, thiếu tinh thần trách nhiệm hạn chế rủi ro đạo đức trong đội ngũ cán bộ tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động cho vay khách hàng thể nhân tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh hà nội (Trang 90 - 91)