Hiện trạng các loại đất này đang có nguy cơ như thế nào? Trước những nguy cơ này mỗi học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường phải có trách nhiệm hành động như thế nào trong việc bảo vệ tài nguyên đất?
- HS trình bày ý kiến giáo viên nhận xét đánh giá và thâu tóm những hành động thiết thực để bảo vệ tài nguyên đất. Đặc biệt nơi địa phương có địa hình miền núi độ dốc như vùng Quỳnh Tân, Quỳnh Thắng.
Ví dụ 3
Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai ( lớp 12 cơ bản)
Địa chỉ tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường: Mục 1: Bảo vệ môi trường . GỢI Ý TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TÍCH HỢP
Các hoạt động dạy – học
Hoạt động: Xác định các vấn đề bảo vệ môi trường
- Bước 1. Gv hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức bảo vệ môi trường .
- Bước 2: Xác định kiến thức trọng tâm về vấn đề bảo vệ môi trường.
-Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường
-Tình trạng ô nhiễm môi trường.
Bước 3: Tích hợp bảo vệ môi trường tại địa phương nơi học sinh đang sinh sống.
- GV tổ chức học sinh thảo luận nhóm: Em hãy đánh giá những vấn đề môi trường đang diễn ra tại địa phương nơi em cư trú?
- HS thảo luận báo cáo nhận xét đánh giá các vấn đề môi trường tại địa phương. GV đặt câu hỏi: Trước những hiện trạng về môi trường như đã chỉ ra mỗi học sinh cân có những hành động thiết thực như thế nào để bảo vệ môi trường của chúng ta đang sinh sống?
- Thảo luận trả lời:
- Giáo viên nhận xét đánh giá kết luận rút ra bài học đối với vấn đề bảo vệ môi trường ngay tại địa phương.
b. Biện pháp thứ hai: Tích hợp kiến thức bảo vệ môi trường tại nơi học sinh cưtrú vào kiến thức Địa lí trú vào kiến thức Địa lí
Ví dụ 1: Chương trình lớp 10
Bài 18: Sinh quyển Các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố phát triển sinh vật Nội dung tích hợp giáo dục môi trường địa phương là:
- Hiểu và trình bày được vai trò của từng nhân tố vô cơ, sinh vật và con người đến sự phân bố của sinh vật.
-Vai trò của sinh vật trong điều hòa dòng chảy chống lũ lụt.
-Vai trò của sinh vật trong bảo vệ khí quyển trong lành.
-Vai trò của sinh vật trong bảo vệ đất.
-Do đó cần đảm bảo độ che phủ rừng, bảo vệ gìn giữ rừng tại địa phương.
Bài 20: Lớp vỏ địa lí. Quy luật thống nhất hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.
Nội dung tích hợp giáo dục môi trường địa phương là:
-Đảm bảo cân bằng hệ sinh thái.
- Nếu một thành phần một yếu tố của tự nhiên thay đổi thì các thành phần của tự nhiên sẽ thay đổi và là nguyên nhân của biền đổi khí hậu biến đổi môi trường
- Học sinh: Cần hành động và tuyên truyền cho người thân và gia đình không có những hành vi xâm phạm đến những quy tắc làm thay đổi một thành phần bất kì nào của tự nhiên theo kiến thức các em học được ở trường trung học phổ thông trong bài quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp lớp vỏ địa lí.
Bài 28: Địa lí ngành trồng trọt.
- Tầm quan trọng của việc trồng rừng nơi địa phương huyện Quỳnh Lưu, đặc biệt là một số xã miền núi.
- Hình thành ý thức bảo vệ rừng và mở rộng diện tích rừng đặc biệt là diện tích rừng đầu nguồn.
-Tuyên truyền bạn bè người dân và người thân trong việc bảo vệ rừng.
Bài 50: Môi trường và sự phát triển bền vững
Nội dung tích hợp giáo dục môi trường địa phương là:
- Môi trường tại địa phương sinh sống ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của đời sống xã hội.
- Cần gìn giữ môi trường trong lành là biện pháp duy trì sự phát triển kinh tế và bảo vệ cuộc sống, bảo vệ sức khỏe của chính dân cư địa phương nơi cư trú sinh sống.
Ví dụ 2. Chương trình lớp 11.
Bài 3: Một số vấn đề mang tính toàn cầu.
Nội dung tích hợp giáo dục môi trường địa phương là:
- Bảo vệ môi trường là vấn đề mang tính toàn cầu, bảo vệ môi trường ngay chính địa phương nơi cư trú không tách rời vấn đề chung vấn đề mang tính toàn cầu.
- Bảo vệ môi trường tại địa phương là bảo vệ các nguồn tài nguyên nước không khí, đất … không bị ô nhiễm và duy trì tính hiệu quả của các loại tài nguyên hiện có tại địa phương các em học sinh đang học tập sinh sống.
- Có ý thức gìn giữ môi trường nhà mình, cảnh quan nơi trường học, nơi làng bản, các nơi công cộng khác luôn trong lành.
Ví dụ 3. Chương trình lớp 12:
Bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Nội dung tích hợp giáo dục môi trường địa phương là:
- Môi trường nhiệt đới ẩm gió mùa nơi khu vực miền núi là môi trường rất dễ bị suy thoái thông qua biểu hiện diễn biến của thời tiết làm này sinh các hiện tượng thiên tai: sạt lở đất, xói mòn, rửa trôi đất, các hiện tượng lũ ống lũ quét khi mất lớp phủ thực vật.
- Cần hình thành ý thức hành động bảo vệ môi trường để hạn chế các hiện tượng thiên tai là nhiệm vụ cấp thiết của những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường trung học phổ thông.
Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai. Nội dung tích hợp giáo dục môi trường địa phương là:
-Xác định những thiên tai thường xảy ra tại địa phương.
- Những nguyên nhân sinh ra những hiện tượng thiên tai liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường thực tại nơi địa phương.
-Ý thức hành động hình thành cho các em học sinh trong việc bảo vệ môi trường.
Bài 35: Vấn đề phát triển kinh tế xã hội ở Bắc Trung Bộ. Nội dung tích hợp giáo dục môi trường địa phương là:
- Việc khai thác thế mạnh về lâm nghiệp ở vùng miền núi Nghệ An có liên quan đến vấn đề môi trường. Do đó phát huy hiệu quả kinh tế cần lưu ý vấn đề môi trường. Địa phương huyện Quỳnh Lưu cũng có nhiều tiềm năng để phát triển lâm nghiệp nhưng phải lưu ý vấn đề môi trường tại địa phương bị ảnh hưởng.
- Vấn đề xây dựng cơ cấu công nghiệp và phát triển cơ sở hại tầng cũng cần quan tâm đến những vấn đề gìn giữ môi trường bền vững.
- Mỗi học sinh là một tuyên truyền viên trong vấn đề bảo về môi trường địa phương trong việc khai thác phát triển hoạt động kinh tế của gia đình của thôn bản nơi cư trú.
2.3. Tích hợp giữa các kiến thức, lồng ghép các nội dung phòng chống thiên tai, biến đổi khí hậu vào nội dung địa lí tai, biến đổi khí hậu vào nội dung địa lí
2.3.1. Khái quát về biến đổi khí hậu.