Biện pháp thứ nhất: Tích hợp qua các bài dạy trên lớp.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) vận dụng dạy hoc tích hợp vào một số nội dung địa lí trung học phổ thông góp phần hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn cho học sinh (Trang 43 - 44)

- Nguyên nhân, biểu hiện, hậu quả, biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.

4. Tích hợp giữa các kiến thức, lồng ghép các nội dung an toàn giao thông vào nội dung địa lí

4.2.1. Biện pháp thứ nhất: Tích hợp qua các bài dạy trên lớp.

- Lý do đề xuất: Trong chương trình Địa lí trung học phổ thông có rất nhiều

bài liên quan đến vấn đề giao thông, có thể tích hợp giáo dục an toàn giao thông. Mặt khác giáo dục an toàn giao thông đối với học sinh không chỉ giáo dục một tiết, một bài, hay chỉ ở một khối học mà cần được giáo dục thường xuyên, liên tục trong quá trình học tập của các em, thậm chí việc giáo dục an toàn giao thông còn có thể tích hợp dạy ở các môn học khác. Như vậy sẽ nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn giao thông, thực hiện mục tiêu chung đảm bảo trật tự an toàn giao thông của toàn xã hội.

Chẳng hạn, dưới đây là một số địa chỉ tích hợp giáo dục an toàn giao thông vào một số bài dạy môn Địa lí cơ bản lớp 10 trung học phổ thông mà bản thân tôi đã lồng ghép giảng dạy:

Tên bài Địa chỉ tích hợp Mức độ tích hợp

Bài 33: Một số hình thức Mục II: Bài 33: Một số Liên hệ chủ yếu của tổ chức lãnh hình thức chủ yếu của tổ

thổ công nghiệp chức lãnh thổ công nghiệp

Bài 35:Vai trò, các nhân Mục I. Cơ cấu, vai trò của

tố ảnh hưởng và đặc điểm các ngành dịch vụ Liên hệ phân bố các ngành dịch vụ

Bài 36: Vai trò, đặc điểm

và các nhân tố ảnh hưởng Cả bài Liên hệ đến phát triển, phân bố

ngành giao thông vận tải.

Bài 37: Địa lí các ngành Cả bài Liên hệ

giao thông vận tải

Bài 38: Thực hành. Viết

báo cáo ngắn về kênh đào Cả bài Liên hệ Xuy ê và kênh đào Pa-na-

ma

Bài 42: Môi trường và sự Mục II. Vấn đề môi trường

phát triển bền vững. và phát triển ở các nước Liên hệ phát triển

- Biện pháp thực hiện: Trong mỗi bài dạy có tích hợp giáo dục an toàn giao

thông, giáo viên sẽ lồng ghép một số câu hỏi liên hệ thực tế về hiện trạng giao thông tại địa phương học sinh sinh sống, tại địa điểm trường đóng; nhận thức của học sinh về vấn đề an toàn giao thông; hành vi vi phạm luật an toàn giao thông của người dân địa phương, đặc biệt học sinh trong trường; sự cần thiết phải giáo dục an toàn giao thông trong học sinh, cũng như toàn dân. Giáo viên cũng có thể tổ chức trò chơi nhỏ giáo dục an toàn giao thông cho học sinh. Kết hợp với các câu hỏi liên hệ, tổ chức trò chơi, giáo viên có thể đánh giá cho điểm để khuyến khích sự hưởng ứng, tham gia của học sinh vào các hoạt động học nói chung cũng như việc giáo dục an toàn giao thông.

- Tác dụng: Nếu trong quá trình giảng dạy giáo viên thường xuyên tích hợp

giáo dục an toàn giao thông thì sẽ góp phần nâng cao ý thức tham gia giao thông cho học sinh, nâng cao hiểu biết của học sinh về hậu quả của những hành vi vi phạm giao thông. Từ đó, giúp cho học sinh nghiêm chỉnh chấp hành luật an toàn giao thông, tuyên truyền cho bạn bè, người thân về vấn đề an toàn giao thông. Tích hợp trong quá trình dạy học giúp cho quá trình giáo dục an toàn giao thông được diễn ra thường xuyên, liên tục do đó việc giáo dục đối với học sinh hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) vận dụng dạy hoc tích hợp vào một số nội dung địa lí trung học phổ thông góp phần hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn cho học sinh (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)