Những tác động của động vật hoang dã tới môi trường

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) vận dụng dạy hoc tích hợp vào một số nội dung địa lí trung học phổ thông góp phần hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn cho học sinh (Trang 40)

- Nguyên nhân, biểu hiện, hậu quả, biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.

3.3. Những tác động của động vật hoang dã tới môi trường

Động vật hoang dã là một bộ phận của môi trường sinh thái. Chúng ta thường nghĩ rằng thế giới động vật tách biệt với chúng ta nhưng cuộc sống của chúng ta và cuộc sống của chúng lại liên kết chặt chẽ, gắn với nhau bằng sợi dây vô hình. Cây cối, động vật, con người và môi trường cùng cấu thành một cộng đồng sinh thái – một hệ sinh thái mà trong đó mỗi bộ phận này đều phụ thuộc vào bộ phận kia để tồn tại. Đó cũng chính là quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí. Khi một bộ phận của cộng đồng rơi vào tình trạng mất cân bằng hoặc bị loại bỏ thì toàn bộ hệ sinh thái sẽ gánh chịu. Chúng ta không thể phục hồi các loài đã mất nhưng còn có những loài đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cần chúng ta bảo vệ. Không có hành động bảo vệ động vật hoang dã nào là nhỏ nhoi. Mỗi hành động đều có ý nghĩa vì động vật góp phần tạo nên sự đa dạng sinh học.

Trong y học, động vật cũng có vai trò rất lớn trong việc giúp con người tìm ra những phương pháp chữa bệnh mới. Trong cuộc đấu tranh sinh tồn không có hồi kết với các loài sinh vật khác, nhiều loài động vật hoang dã đã tự tìm ra vô vàn cách để kháng vi khuẩn và tế bào ung thư. Việc tìm hiểu, nghiên cứu đặc tính này giúp các nhà khoa học tìm ra những phương pháp chữa bệnh mới.

Bên cạnh đó, trong cơ thể động, thực vật cũng chứa nhiều chất hóa học hữu ích phục vụ cho việc sản xuất dược phẩm.

Trong nông nghiệp con người cũng đã dùng một số loại côn trùng và các loài ăn sâu bọ để diệt sâu bọ.

Nhiều loài sinh vật, nhất là động vật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc đánh giá chất lượng môi trường. Ví dụ, sự sụt giảm nhanh của Đại bàng đầu bạc và chim ưng vào giữa thế kỉ XX là sự cảnh báo mạnh mẽ về mức độ nguy hiểm của DDT- một loại thuốc trừ sâu mạnh từng được sử dụng rộng rãi tích tụ lại trong môi trường.

Ngoài những ý nghĩa như trên, thì động vật hoang dã còn mang lại giá trị cao về kinh tế như hình thành các điểm du lịch..., làm cảm hứng cho các tác phẩm nghệ thuật hay làm thức ăn cho con người.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) vận dụng dạy hoc tích hợp vào một số nội dung địa lí trung học phổ thông góp phần hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn cho học sinh (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)