Nội dung tích hợp

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) vận dụng dạy hoc tích hợp vào một số nội dung địa lí trung học phổ thông góp phần hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn cho học sinh (Trang 77 - 81)

Theo công ước của Liên hiệp quốc về luật biển năm 1982, vùng biển nước ta bao gồm : nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa

Giáo viên dẫn dắt vấn đề: Ngày 2/5/2014, Trung Quốc ngang nhiên kéo giàn

khoan Hải Dương 981 tới vị trí cách đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam 17 hải lý về phía nam, cách đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam) khoảng 120 hải lý về phía đông. Đây là vị trí nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam. Theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển, Trung Quốc đã vi phạm điều gì?

Sau khi đưa ra căn cứ, giáo viên kết luận: Lãnh thổ Việt Nam là thiêng liêng, được Hiến pháp Việt Nam quy định, được thế giới công nhận. Mỗi công dân Việt Nam trong đó có các em học sinh đều có trách nhiệm hiểu rõ, hiểu đúng về phạm vi lãnh thổ của nước ta, đấu tranh với những quan điểm sai trái, bảo vệ quyền lợi của quốc gia, tham gia vào các chương trình đóng góp xây dựng biển đảo. Đồng thời các em cần thấy có trách nhiệm tuyên truyền phổ biến cơ sở pháp luật, khẳng định chủ quyền đối với các quần đảo trên biển Đông đối với cộng đồng, có những việc làm thiết thực góp phần bảo vệ, gìn giữ môi trường hòa bình, hợp tác và phát triển với các quốc gia trong khu vực, tích cực tham gia đóng góp viết bài dự thi, ủng hộ, vẽ tranh tuyên truyền...

Tiết PPCT 15 Bài 14.

SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN.

-Mục tích hợp

1. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên rừng a. Tài nguyên rừng

-Nội dung tích hợp

Luật bảo vệ và phát triển rừng.

Điều 12: Những hành vi bị nghiêm cấm (16 hành vi) GV lấy ví dụ về một số hành vi bị nghiêm cấm

Khai thác rừng trái phép

Đặt bẫy thú trái phép

Theo Luật bảo vệ và phát triển rừng, người bao che cho người vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng hoặc có hành vi khác vi phạm các quy định của Luật này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Việt Nam là một đất nước có ¾ diện tích là đồi núi, thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa, thường xuyên chịu ảnh hưởng của nhiều loại thiên tai, vai trò của rừng và bảo vệ rừng ở nước ta là đặc biệt quan trọng. Là học sinh các em phải thấy rõ được trách nhiệm của mình trong việc tuyên truyền, bảo vệ tài nguyên rừng theo qui định của pháp luật. Tích cực tham gia trồng và bảo vệ rừng, ngăn chặn hành vi sai trái trong khai thác sử dụng tài nguyên rừng .

b. Đa dạng sinh học

-Nội dung tích hợp

Luật bảo vệ đa dạng sinh học

-Điều 7: Những hành vi bị nghiêm cấm về đa dạng sinh học. GV lấy ví dụ về một số hành vi bị nghiêm cấm:

Khai thác các bộ phận trên cơ thể động vật trái phép

Nuôi nhốt động vật trái phép

GV kết luận: Từ hiện trạng suy giảm đa dạng sinh học hiện nay, mỗi người chúng ta đều có trách nhiệm tham gia bảo vệ đa dạng sinh học như không đánh bắt trái phép các loài động vật hoang dã, không tiêu thụ, vận chuyển, mua, bán trái phép loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường xung quanh, tuyên truyền cho gia đình, người thân cùng thực hiện.

-Mục tích hợp

2. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất

- Nội dung tích hợp

Luật đất đai - Điều 11: Nguyên tắc sử dụng đất 1. Đúng quy hoạch, đúng mục đích sử dụng.

2. Tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh.

-Điều 15:

Nghiêm cấm hành vi lấn chiếm đất đai, sử dụng đất không đúng mục đích, hủy hoại đất.

Sử dụng nhiều hóa chất gây ô nhiếm môi trường đất

Trong quá trình sử dung đất chúng ta phải sử dụng đất đúng mục đích, chăm bón, bảo vệ độ phì nhiêu cho đất và nghiêm chỉnh chấp hành quyết định thu hồi đất khi có yêu cầu.

Tiết PPCT 16 Bài 15: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) vận dụng dạy hoc tích hợp vào một số nội dung địa lí trung học phổ thông góp phần hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn cho học sinh (Trang 77 - 81)