- Nguyên nhân, biểu hiện, hậu quả, biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.
4. Tích hợp giữa các kiến thức, lồng ghép các nội dung an toàn giao thông vào nội dung địa lí
4.2.2 Biện pháp thứ 2: Tích hợp giáo dục an toàn giao thông thông qua kiểm tra, đánh giá
tra, đánh giá
- Lý do đề xuất: Tích hợp giáo dục an toàn giao thông cho học sinh không chỉ
hỏi về an toàn giao thông có thể sử dụng kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì. Thông qua việc kiểm tra, đánh giá sẽ là động lực để học sinh tìm hiểu về Luật an toàn giao thông, giúp cho giáo viên đánh giá được nhận thức của học sinh về vấn đề an toàn giao thông, từ đó kịp thời có những biện pháp giáo dục để góp phần nâng cao ý thức khi tham gia giao thông.
- Biện pháp thực hiện: Các câu hỏi về ngành giao thông vận tải, an toàn giao
thông có thể sử dụng để kiểm tra thường xuyên hay định kì.
+ Sử dụng câu hỏi về an toàn giao thông để kiểm tra thường xuyên: kiểm
tra bài cũ ở các bài như bài 37: Địa lí các ngành giao thông vận tải và bài 38: Thực hành. Viết báo cáo ngắn về kênh đào Xuy- ê.
Ví dụ: Hãy liệt kê các lỗi mà học sinh thường vi phạm khi tham gia giao
thông. Nêu hậu quả của hành vi đó?
Hướng dẫn trả lời: Các lỗi học sinh thường vi phạm: đi hàng 3, hàng 4; không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện, xe máy; phóng nhanh vượt ẩu, chở quá số người quy định…Về hành vi vi phạm đó dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, học sinh cần trả lời được là: Gây nguy hiểm đến tính mạng và tài sản của bản thân, gia đình; nguy hiểm cho những người tham gia giao thông khác; gây rối trật tự an ninh xã hội…
+ Sử dụng câu hỏi về an toàn giao thông để kiểm tra định kì: Chẳng hạn, trong chương trình Địa lí lớp 10, phần ngành giao thông vận tải thuộc chương trình kì II do vậy trong đề kiểm tra học kì II có thể soạn 30 % số điểm là các câu hỏi về ngành giao thông vận tải và nội dung về luật an toàn giao thông đường bộ. Các câu hỏi trong đề kiểm tra học kì thuộc phần kiến thức về ngành giao thông vận tải có thể soạn câu hỏi trắc nghiệm và tự luận, ở cả bốn mức độ nhận thức: biết, hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao.
Ví dụ:
Câu hỏi tự luận:
Câu 1: Nêu ưu điểm và nhược điểm của ngành vận tải đường sắt.
Hướng dẫn trả lời: Ưu điểm là chở được hàng nặng, xa, nhanh, ổn định, giá rẻ. Nhược điểm là chỉ hoạt động trên những tuyến đường ray cố định.
Câu 2: Hãy kể tên một số nhà ga xe lửa ở nước ta?
Hướng dẫn trả lời: ga Hà Nội, ga Sài Gòn, ga Đồng Hới, ga Huế, ga Quảng Bình, ga Vinh…
Câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Trên đường đi học, H luôn dừng xe mỗi khi gặp tín hiệu đèn đỏ tại các
ngã ba, ngã tư. Trong trường hợp này, H đã
A. thi hành pháp luật. B. áp dụng pháp luật.
C. sử dụng pháp luật. D. tuân thủ pháp luật.
Câu 2: Em N là học sinh lớp 12 điều khiển xe đạp điện không đội mũ bảo
hiểm sẽ bị cảnh sát giao thông A. phạt tiền
B. nhắc nhở rồi cho đi.
C. xử lí hành chính (phạt tiền, thông báo về nhà trường). D. phạt tiền, giữ giấy tờ xe, thông báo về nhà trường.
Câu 3: Hai người K và T lạng lách, đánh võng, đua xe trên đường, đã bị cảnh
sát giao thông yêu cầu dừng xe và xử lí. Theo em, Kvà T sẽ bị
A. cảnh cáo, phạt tiền, giam xe.
C. cảnh cáo, giam xe.
B. cảnh cáo, phạt tiền. D. phạt tiền, giam xe.
Câu 4: Học sinh đủ 16 tuổi được phép lái xe có dung tích xi lanh là bao nhiêu?
A. Dưới 50cm3 ; B. Từ 70cm3; C. Trên50 cm3; D.Trên 90 cm3.
- Tác dụng: Thông qua kiểm tra, đánh giá, giáo viên sẽ kịp thời nắm bắt được
nhận thức của học sinh về vấn đề an toàn giao thông, đánh giá được ý thức của học sinh về vấn đề an toàn giao thông, đánh giá được hiệu quả của việc dạy học Địa lí có tích hợp giáo dục an toàn giao thông qua các bài dạy trên lớp. Từ đó sẽ kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy đáp ứng được yêu cầu về giáo dục an toàn giao thông. Kiểm tra, đánh giá nội dung về an toàn giao thông cũng là động lực thúc đẩy học sinh tìm hiểu về Luật giao thông, từ đó có thể tuyên truyền tới người khác, chính bản thân học sinh sẽ chấp hành pháp luật về an toàn giao thông.