- Nguyên nhân, biểu hiện, hậu quả, biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.
4. Tích hợp giữa các kiến thức, lồng ghép các nội dung an toàn giao thông vào nội dung địa lí
4.2.3. Biện pháp thứ 3: Trải nghiệm giao thông
- Lý do đề xuất: Giao thông vận tải là hoạt động gắn với cuộc sống hàng ngày
của mỗi con người, đây là hoạt động chúng ta có thể quan sát hàng ngày, quan sát
ở bất kì nơi đâu và có ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt, học tập, sản xuất tất cả mọi người. Giáo dục an toàn giao thông không chỉ được tiến hành trong các giờ dạy trên lớp mà còn thông qua trải nghiệm thực tế về giao thông. Việc trải nghiệm thực tế về giao thông tạo hứng thú cho học sinh khi tìm hiểu về an toàn giao thông, phương pháp giáo dục sinh động, thực tế, hiệu quả cao.
- Biện pháp thực hiện: Hoạt động trải nghiệm giao thông tùy vào điều kiện
học tập và giảng dạy của từng trường mà có thể tiến hành thường xuyên hay theo định kì, với các hình thức khác nhau. Chia lớp thành 3 nhóm với các hình thức trải nghiệm khác nhau, nhiệm vụ khác nhau. Các hình thức trải nghiệm này có thể luân phiên thay đổi cho các nhóm ở mỗi đợt trải nghiệm.
Mỗi một nhóm trải nghiệm giao thông, giáo viên phải giúp học sinh xác định được:
+ Mục đích của việc trải nghiệm.
+ Chuẩn bị đồ dùng phục vụ cho việc trải nghiệm.
+ Cách thức thực hiện.
+ Bài thu hoạch: Bài học kinh nghiệm cần rút ra sau mỗi hoạt động trải nghiệm.
Hoạt động trải nghiệm giao thông có thể được tiến hành tại nhiều địa điểm khác nhau như cổng trường, khu vực gần chợ, tại các ngã ba, ngã tư… Hoạt động trải nghiệm này có thể tổ chức ở nhiều khối lớp với độ tuổi khác nhau.
- Tác dụng: Trải nghiệm giao thông là hình thức giáo dục an toàn giao thông
cho học sinh một cách sinh động, hiệu quả. Hoạt động này giúp cho học sinh học tập một cách tích cực, chủ động, trực tiếp mắt thấy, tai nghe, không gây nhàm chán. Chính học sinh là người lĩnh hội kiến thức, là những tuyên truyền viên về vấn đề an toàn giao thông và chính các em đóng góp phần nào vào việc đảm bảo an toàn giao thông tại khu vực trường đóng, tại địa phương các em sinh sống.
Ví dụ 1: Hình thức trải nghiệm: Cổng trường tự quản
-Lý do đề xuất: Khu vực cổng trường và gần cổng trường mỗi khi tan trường
học sinh thường tụ tập rất đông, đi ra đường dàn hàng ngang, rẽ các hướng không xi nhan… như vậy có thể gây nguy hiểm cho bản thân học sinh, cho người khác khi lưu thông trên đường, gây ách tắc giao thông, mất trật tự an ninh xã hội. Đây là địa điểm trải nghiệm giao thông lí tưởng, dễ thực hiện, mang lại ý nghĩa sâu sắc.
- Biện pháp thực hiện: Trải nghiệm giao thông ở hình thức này số lượng học
sinh huy động một số học sinh, hình thức trải nghiệm cần có sự phối hợp với Đoàn thanh niên, phối hợp công an xã, công an huyện.
+ Chuẩn bị: Trang phục (trang phục áo đoàn, mũ tai bèo), loa, băng dôn, còi, cờ, sổ ghi chép.
+ Cách thức thực hiện: Nhóm trải nghiệm với một số học sinh, cử một đội trưởng, kết hợp với giáo viên bộ môn, cán bộ Đoàn trường, công an xã, công an huyện. Nhóm học sinh này chia khoảng cách ra đứng ở hai bên cổng trường. Hình thức trải nghiệm này có thể được tiến hành trước giờ vào học và sau khi tan trường.
Học sinh tham gia trải nghiệm sẽ cùng với Đoàn thành niên có nhiệm vụ hướng dẫn học sinh rẽ trái, rẽ phải từ cổng trường ra, hướng dẫn học sinh không đi ra lòng đường, giải tỏa không cho học sinh tụ tập trước cổng trường. Nếu có học sinh vi phạm an toàn giao thông thì phối hợp với công an xã, công an huyện giải quyết.
Học sinh cần có sổ ghi chép, phối hợp với nhà trường để thông báo kết quả, đặc biệt là thông báo những trường hợp vi phạm giao thông vào tiết chào cơ đầu tuần.
+ Sau trải nghiệm giáo viên yêu cầu HS viết bài thu hoạch: Thực trạng giao
thông trước cổng trường mỗi giờ tan trường, hậu quả, biện pháp giải quyết?
- Tác dụng: Hình thức trải nghiệm này sẽ giúp học sinh lĩnh hội được kiến
thức về an toàn giao thông qua việc quan sát, tạo điều kiện cho học sinh tham gia, đóng góp vào công tác giữ gìn trật tự an toàn giao thông khu vực trường học và trên địa bàn xã. Học sinh ý thức sâu sắc được sự cần thiết phải nghiêm chỉnh chấp hành Luật an toàn giao thông trong học sinh cũng như ở mỗi người dân. Việc phối hợp với Đoàn thanh niên, nhà trường thông báo kết quả của đội tự quản thực hiện nhiệm vụ ở cổng trường không những góp phần giáo dục an toàn giao thông cho bản thân học sinh trải nghiệm, mà còn góp phần giáo dục đối với học sinh toàn trường.
Ví dụ 2: Hình thức trải nghiệm: Văn hóa giao thông (giúp đỡ người già, trẻ nhỏ… khi tham gia giao thông)
- Lý do đề xuất: Khi tham gia giao thông, không những yêu cầu người tham
gia thực hiện nghiêm chỉnh về Luật an toàn giao thông mà “văn hóa giao thông” của người tham gia giao thông còn thể hiện ở cách ứng xử đối với những người tham gia giao thông khác, đó cũng chính là mục đích của việc giáo dục an toàn giao thông cho học sinh hướng tới. Giáo dục cho học sinh biết giúp đỡ, cách ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông như giúp đỡ người già, trẻ nhỏ khi sang đường, giúp đỡ người khi gặp nạn…
- Biện pháp thực hiện: Tổ chức một nhóm học sinh, 1 đội trưởng, với trang
phục áo đoàn, mũ tai bèo, chuẩn bị sổ tay ghi chép…Chọn địa điểm trải nghiệm phù hợp như là cổng trường mầm non, cổng trường tiều học… Học sinh quan sát tình huống giao thông diễn ra, giáo viên hướng dẫn học sinh tham gia giúp đỡ các em nhỏ sang đường. Yêu cầu học sinh ghi chép và viết bài thu hoạch: Cách ứng xử
văn hóa khi tham gia giao thông, ý nghĩa của việc ứng xử văn hóa khi tham gia giao thông. Giáo viên yêu cầu nhóm nộp bài thu hoạch sau 1 tuần.
- Tác dụng: Hình thức trải nghiệm thực tế này giúp cho học sinh nhận thức
sâu sắc được sự cần thiết phải ứng xử văn hóa khi tham gia giao thông, từ đó rút ra được bài học kinh nghiệm cho bản thân. Giáo dục cho học sinh cách ứng xử văn minh khi tham gia giao thông, từ đó sẽ có được những hành vi đúng.
Ví dụ 3: Hình thức trải nghiệm: Nhật kí giao thông
- Lý do đề xuất: Khi thực hiện hình thức trải nghiệm này, học sinh không
những rút ra được bài học kinh nghiệm thông qua các bài học trên lớp, mà còn quan sát, ghi chép được các hành vi, cách tham gia giao thông của người khác. Từ việc quan sát này, học sinh sẽ thấu hiểu sâu sắc được sự nguy hiểm của các hành vi vi phạm an toàn giao thông hơn là chỉ được nghe lý thuyết. Cũng từ việc quan sát, ghi chép những hành động, việc làm tốt của người tham gia giao thông thì học sinh sẽ thấy được sự cần thiết phải có cách ứng xử “đẹp” khi tham gia giao thông và trong cuộc sống hàng ngày.
- Biện pháp thực hiện: Hình thức trải nghiệm này giáo viên cho một nhóm
học sinh tham gia học sinh, 1 đội trưởng, chọn địa điểm đông người như khu vực gần trường học, gần chợ…
+ Học sinh chuẩn bị bút, vở để ghi chép, máy chụp hình (nếu có), trang phục áo đoàn.
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát những người khác khi tham gia giao thông và ghi chép rõ ràng về những hành vi vi phạm an toàn giao thông mà người dân thường mắc phải, hay ghi chép lại một số hành vi, ứng xử “đẹp” của người tham gia giao thông.
+ Sau trải nghiệm học sinh viết bài thu hoạch: Những hành vi vi phạm an toàn
toàn giao thông thường gặp ở người dân, hậu quả, bài học kinh nghiệm bản thân rút ra là cần thực hiện Luật an toàn giao thông. Giáo viên yêu cầu nhóm nộp bài
thu hoạch sau 1 tuần.
- Tác dụng: Hình thức trải nghiệm này có ý nghĩa sâu sắc trong việc giáo dục
an toàn giao thông cho học sinh. Từ việc quan sát các hành vi vi phạm giao thông của người khác thì học sinh sẽ thấy được sự nguy hiểm của các hành vi đó, sự nguy hiểm đó không chỉ xảy ra đối với người có hành vi vi phạm, mà còn xảy ra đối với những người khác. Tận mắt nhìn thấy những lỗi mà người tham gia giao thông gây ra, cũng có thể bản thân học sinh đã từng vi phạm những lỗi đó. Trong quá trình quan sát, trải nghiệm, cũng có thể học sinh được chứng kiến hậu quả của việc vi phạm luật an toàn giao thông. Từ đó rút ra được bài học kinh nghiệm cho bản thân. Đây thực sự là một biện pháp giáo dục hiệu quả, sinh động.
Sau đây là một ví dụ về tích hợp giáo dục an toàn giao thông qua bài dạy, bài 37 ( Địa lí 10): Địa lí các ngành giao thông vận tải, tích hợp ở cả hai mục I và II.
BÀI 37: ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI (tiết 1) I. Tìm hiểu về ngành vận tải đường sắt và đường ôtô.
1. Mục tiêu:
- Trình bày được ưu điểm, nhược điểm, đặc điểm phát triển, phân bố của ngành vận tải đường sắt và đường ô tô.
-Kĩ năng đọc hiểu, bản đồ giao thông vận tải, thu thập xử lí thông tin.
-Nhận thức được những hành vi vi phạm luật an toàn giao thông, hậu quả, từ đó nhận thức đúng đắn về việc nghiêm chỉnh chấp hành Luật an toàn giao thông. Nhận thức được những vấn đề môi trường do hoạt động của các phương tiện vận tải đường ô tô.
- Năng lực sử dụng bản đồ, năng lực tư duy tổng hợp, năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin, hợp tác, sử dụng công nghệ thông tin.