hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu…
- Liên hệ với thực tế địa phương nơi mình sinh sống đã ảnh hưởng của biến đổi khí hậu như thế nào. Đưa ra các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu ngay tại địa phương.
Phương tiện thực hiện: máy chiếu với các hình ảnh về biến đổi khí hậu trên
toàn Thế giới trong đó có Việt Nam. Các hình ảnh về sự suy giảm các loại tài nguyên thiên nhiên và biện pháp bảo vệ các loại tài nguyên thiên nhiên đó.
Phương pháp thực hiện: đàm thoại gợi mở, hợp tác theo nhóm…
Các năng lực chuyên biệt cần hướng tới cho học sinh: năng lực giải quyết
vấn đề thực tiễn, sử dụng bản đồ, biểu đồ, năng lực hợp tác theo nhóm, năng lực tự học…
Mục 1: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật
Phương pháp tích hợp là đàm thoại gợi mở
Giáo viên cho học sinh xem một số hình ảnh như hiệu ứng nhà kính, trái đất ngày càng nóng lên, băng tan ở 2 cực, cháy rừng… bằng trình chiếu sau đó đặt câu hỏi để học sinh trả lời theo ý hiểu.
-Theo em các hình ảnh trên nói về vấn đề gì hiện nay?
-Vấn đề này có ảnh hưởng đến nước ta không?
-Những loại tài nguyên nào của nước ta chịu ảnh hưởng?
Sau đó giáo viên cho học sinh tìm hiểu về bài học.
a. Tài nguyên rừng:
Giáo viên (GV) sử dụng bảng 14.1 trong SGK, yêu cầu học sinh( HS) phân tích sự biến động diện tích rừng ở nước ta giai đoạn 1943-2005.
-Tổng diện tích rừng giảm và độ che phủ đều giảm. -Tuy nhiên sau 2005 có tăng nhưng vẫn còn thấp.
-Chất lượng rừng thấp, có tới70% diện tích là rừng nghèo và rừng mới phục hồi.
GV yêu cầu HS tìm hiểu những nguyên nhân làm suy giảm diện tích rừng của nước ta? Từ đó nêu hậu quả của suy giảm tài nguyên rừng đối với môi trường?
* Nguyên nhân suy giảm diện tích rừng:
-Do chiến tranh, cháy rừng, tập quán canh tác lạc hậu đốt nương làm rẫy.
- Do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội nên quá trình khai thác rừng mạnh mẽ làm cho diện tích rừng và rừng tự nhiên giảm rất nhanh.
-Diện tích rừng trồng còn ít.
* Hậu quả của suy giảm tài nguyên rừng đối với môi trường:
- Đối với môi trường không khí: Rừng bị chặt phá làm tăng lượng CO2, tặng nhiệt độ không khí, thủng tầng ô- dôn, ô nhiễm khí quyển. Sự nóng lên toàn cầu cũng đã ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại và phát triển của các loài sinh vật.
- Đối với hệ sinh thái: Nhiệt độ tăng làm thay đổi vùng phân bố và cấu trúc quần
thể của nhiều hệ sinh thái. Nhiệt độ tăng làm tăng khả năng cháy rừng, vừa gây thiệt hại về tài nguyên sinh vật, vừa gia tăng lượng phát thải khí nhà kính làm gia
tăng biến đổi khí hậu.
* Giải pháp :
- Nâng độ che phủ rừng hiện tại từ gần 40% lên đến 45 - 50% và 70-80% ở vùng núi dốc.
-Nâng cao sự quản lí của Nhà nước về quy hoạch, bảo vệ và phát triển rừng đối với 3 loại rừng:
+ Đối với rừng phòng hộ
+ Đối với rừng đặc dụng + Đối với rừng sản xuất
- Thực hiện chiến luợc trồng 10 triệu ha rừng đến năm 2010, phủ xanh 43% diện tích.
GV nhấn mạnh: mặc dù tổng diện tích rừng tăng nhưng chất lượng rừng chưa được phục hồi, rừng nghèo và rừng phục hồi chiếm diện tích lớn.
b. Đa dạng sinh hoc.
GV yêu cầu HS phân tích bảng 14.2 (SGK), để thấy sự đa dạng về thành phần loài và sự suy giảm số lượng loài động, thực vật.
GV yêu cầu HS tìm hiểu nguyên nhân suy giảm số lượng loài, động thực vật và nêu các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học:
- Khai thác quá mức làm thu hẹp diện tích rừng tự nhiên và làm nghèo tính đa dạng của sinh vật
-Ô nhiễm nguồn nước làm giảm sút nguồn thủy sản.
GV cho biết nguyên nhân suy giảm số lượng loài động thực vật cũng là một trong những nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu. Bao gồm:
-Khai thác rừng quá mức.
-Ô nhiễm môi trường đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước.
Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học (cũng như bảo vệ bầu khí quyển), yêu cầu HS tham khảo trong SGK.
GV cho HS nêu một số động vật nằm trong “sách đỏ Việt Nam” sau đó đưa ra một số hình ảnh về một số loài động vật tuyệt chủng và đang có nguy cơ tuyệt chủng để HS hiểu biết thêm.
Mục 2 : Sử dụng, bảo vệ tài nguyên đất và các tài nguyên khác.
GV có thể chia nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận về một loại tài nguyên với nội dung: tình hình sử dụng và biện pháp khai thác.
Sau khi hoàn thành nội dung trên, GV có thể yêu cầu HS trả lới một số câu hỏi:
- Tại sao cần phải sử dụng có hiệu quả, đảm bảo sự cân bằng và chống ô nhiễm môi trường nước?
-Tại sao cần phải quản lí chặt chẽ việc khai thác tài nguyên khoáng sản?
- Tại sao phải khai thác, sử dụng hợp lí và bền vững các nguồn tài nguyên: khí hậu, biển, du lịch…?
Những vấn đề chung đặt ra đối với các loại tài nguyên này là việc khai thác, sử dụng chưa hợp lí, làm suy thoái về môi trường và biến đổi về khí hậu.
Trả lời những câu hỏi này chính là HS đã tìm được những nguyên nhân sâu sa gây ra biến đổi khí hậu.
GV cho học sinh liên hệ với địa phương mình đang sinh sống và đặt một số câu hỏi để các em trả lời..
-Việc sử dụng các loại tài nguyên của địa phương em có hợp lí không?
-Đối với nông nghiệp địa phương em đã thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi như thế nào để phù hợp với điều kiện khí hậu hiện nay?
GV nhấn mạnh biến đổi khí hậu làm suy thoái tài nguyên nước ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt của nhân dân và hoạt động sản xuất của các ngành kinh tế vì vậy chúng ta cần hiểu rõ về BĐKH và có những giải pháp giảm thiểu tốt nhất tác hại của biến đổi khí hậu đến địa phương mình. Điều quan trọng là chúng ta làm giàu trên quê hương mình nhưng không làm ảnh hưởng đến môi trường và biến đổi khí hậu.
Ví dụ bài 15: Một sốthiên tai chủyếu và biện pháp phòng chống.
Nội dung tích hợp ứng phó với Biến đổi khí hậu.
-Tìm hiểu về biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến môi trường như mất cân bằng sinh thái, ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí…