XÂY DỰNG MỘT SỐ GIÁO ÁN DẠY MINH HỌA 1.Ví dụ 1 (Địa lí 10 Cơ bản ):

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) vận dụng dạy hoc tích hợp vào một số nội dung địa lí trung học phổ thông góp phần hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn cho học sinh (Trang 62 - 64)

Tiết PPCT: 23 Bài 18: SINH QUYỂN. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CỦA SINH VẬT

A. Tình huống xuất phát (5 phút)

1. Mục tiêu: Biết được các yếu tố tác động tới cây trồng, vật nuôi. 2. Phương thức: làm việc cá nhân.

3. Hoạt động:

-Bước 1: Giao nhiệm vụ:

Giáo viên (GV): Cho học sinh (HS) quan sát một cây trồng ngoài sân trường cho biết những yếu tố tác động làm cho cây thay đổi.

-Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân. Giáo viên quan sát.

- Bước 3: Trao đổi thảo luận: Giáo viên gọi 3 học sinh trả lời nhanh kết quả làm việc. Học sinh khác bổ sung. Trên cơ sở thảo luận và bổ sung của học sinh, giáo viên dẫn dắt vào nội dung của bài mới.

-Bước 4: GV đánh giá quá trình thực hiện và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh.

B. Hình thành kiến thức:

HOẠT ĐỘNG 1:

Tìm hiểu khái niệm, giới hạn sinh quyển. (thời gian 10') 1. Mục tiêu

-Hiểu khái niệm sinh quyển, xác định được giới hạn và vai trò của sinh quyển.

2. Phương thức

Cá nhân, cả lớp.

3. Hoạt động học

-Bước 1: Giao nhiệm vụ:

GV yêu cầu HS đọc phần I sách giáo khoa, kiến thức xã hội từ các tài liệu khác và internet:

+Sinh quyển có giới hạn và phân bố như thế nào?

-Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân. Trao đổi, thảo luận , so sánh kết quả làm việc, bổ sung kết quả của cá nhân. Giáo viên quan sát, giúp đỡ.

Gợi ý:

+ nêu giới hạn: trên, dưới của lớp vỏ sinh vật

+Tại sao giới hạn của sinh quyển lại không vượt quá lớp ô zôn ( nêu vai trò của lớp ôzôn)

Tích hợp môn hóa học: Lớp ozon có tác dụng như một tấm lá chắn, ngăn tia tử ngoại , bảo vệ cho sự sống trên Trái Đất.

- Bước 3: Trao đổi thảo luận: Đại diện học sinh lên trình bày, các học sinh còn lại so sánh đối chiếu, tiếp tục bổ sung kết quả làm việc cá nhân. Trên cơ sở thảo luận và bổ sung của học sinh, giáo viên chuẩn kiến thức: I. Sinh quyển:

- Khái niệm: Sinh quyển là một quyển của Trái Đất trong đó có toàn bộ sinh vật sinh sống.

- Chiều dày của sinh quyển tuỳ thuộc giới hạn phân bố sinh vật:

+Giới hạn trên: nơi tiếp giáp tầng ôdôn của Khí quyển

+ Giới hạn dưới: đáy đại dương ( sâu nhất >11 km); ở lục địa(đáy của lớp vỏ phong hoá )

- Giới hạn của sinh quyển bao gồm toàn bộ thuỷ quyển, phần thấp của khí quyển, lớp phủ thổ nhưỡng và lớp vỏ phong hoá.

- Bước 4: GV đánh giá quá trình thực hiện và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh. GV hỏi thêm: Sinh quyển có vai trò gì đối với tự nhiên và con người? Cho ví dụ.

HOẠT ĐỘNG 2:

Tìm hiểu ảnh hưởng của nhân tố khí hậu đến sự phát triển và phân bố sinh vật. (thời gian 8')

1. Mục tiêu:

-Hiểu các yếu tố khí hậu ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố của sinh vật.

-Sử dụng tranh ảnh để HS nhận biết được các thảm thực vật chính trên Trái Đất.

2. Phương thức:

Hoạt động nhóm.

3. Hoạt động học:

GV chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm (các nhóm chia ra thảo luận theo cặp) hoàn thành phiếu học tập:

Nhân tố Ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố sinh vật

Nhiệt độ

Nước và độ ẩm Ánh sáng

-Nhóm 1: Dựa vào mục II.1 ở SGK hãy cho biết:

+Nhiệt độ môi trường có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển và phân bố sinh vật? Ví dụ.

+Cho biết sự phân bố sinh vật ở vùng nhiệt đới và vùng ôn đới có gì khác nhau?

Tích hợp môn công nghệ: Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng đến sự phát triển, phát sinh của sâu bệnh. Mỗi loài có một giới hạn nhiệt độ nhất định. Trong giới hạn sâu hại sinh sản mạnh nhất. Ngoài giới hạn sâu ngừng hoạt động hoặc bị chết. VD: Nhiệt độ từ 25-300C, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển. Nhiệt độ từ 45- 500C, nấm chết.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) vận dụng dạy hoc tích hợp vào một số nội dung địa lí trung học phổ thông góp phần hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn cho học sinh (Trang 62 - 64)