- Nguyên nhân, biểu hiện, hậu quả, biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.
3.4.3. Hướng dẫn học sinh tự học và tìm hiểu ở nhà
Với những chủ đề cụ thể, giáo viên có thể giao cho học sinh về nhà tự tìm hiểu. Những chủ đề như: tìm hiểu những loài động vật có tên trong sách đỏ Việt Nam;
Tìm hiểu các loài động vật hoang dã ở rừng; Tìm hiểu, sưu tầm các hình ảnh về các loài động vật hoang dã trong rừng...
Với những chủ đề cụ thể sẽ định hướng tư duy, giúp học sinh tăng thêm sự hiểu biết của mình, tăng thêm tinh thần tự học, tự nghiên cứu, khám phá, kích thích tính năng động trong những con người học sinh vốn đã hay rụt rè, nhút nhát.
Bên cạnh đó, giáo viên có thể giới thiệu thêm một số chương trình có liên quan được phát trên các kênh truyền hình như kênh VTV2 – Đài truyền hình Việt Nam, hoặc chương trình thế giới động trên Youtube...
Tuyên truyền luật bảo vệ rừng, bảo vệ động vật hoang dã.
Một số quy định về luật bảo vệ động vật hoang dã mà các em cần biết:
Điều 190, Luật Hình sự năm 1999 quy định về tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm:
“Người nào săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoang dã quý hiếm bị cấm theo quy định của Chính phủ hoặc vận chuyển, buôn bán trái phép sản phẩm của loại động vật đó, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị cấm; d) Săn bắt trong khu vực bị cấm hoặc thời gian bị cấm; đ)
Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự (2009). Luật này bắt đầu có hiệu lực từ 01/01/2010 và Điều 190 được sửa đổi thành Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ. Theo đó, Luật bổ sung thêm hành vi nuôi, nhốt và vận chuyển, buôn bán trái phép bộ phận cơ thể của loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ. Mức phạt cao nhất cũng tăng lên 500 triệu đồng hoặc 7 năm tù giam”.