Nhiễm nước do hoạt động sản xuất và sinh hoạt

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) vận dụng dạy hoc tích hợp vào một số nội dung địa lí trung học phổ thông góp phần hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn cho học sinh (Trang 57 - 58)

- Dựa vào việc quan sát thực tế của bản thân, hãy nêu những lỗi mà người tham gia giao thông thường vi phạm, nhất là lứa tuổi học sinh ? (giáo viên trình

5. Tích hợp giữa các kiến thức, lồng ghép các nội dung giáo dục tài nguyên nước đối với sinh hoạt và sản xuất cho học sinh qua một số bài giảng Địa lí

5.3.2. nhiễm nước do hoạt động sản xuất và sinh hoạt

-Do hoạt động sản xuất công nghiệp:

Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường. Thứ nhất là có rất nhiều ngành công nghiệp sử dụng nhiều nước như: lọc hóa dầu, sản xuất giấy, luyện kim, hóa chất… Khi nước thải không qua xử lí đổ trực tiếp vào môi trường gây ô nhiễm. Thứ hai do quá trình chuyển giao các thiết bị, máy móc công nghiệp đã lỗi thời từ nước phát triển sang nước đang phát triển cũng là một trong những yếu tố gây ô nhiễm môi trường. Nhiều quốc gia chưa quan tâm đến việc bảo vệ môi trường nên các tập đoàn kinh tế lớn ở các nước tư bản đem máy móc, khoa học đầu tư sản xuất đến các nước đang phát triển thu về lợi nhuận nhưng hậu quả về ô nhiễm môi trường thì quốc gia đó phải gánh chịu.

-Do hoạt động sản xuất nông nghiệp:

Sản xuất nông nghiệp ngày càng phát triển, do nhu cầu về lương thực ngày càng tăng khi dân số thế giới không ngừng tăng lên. Vì vậy phải đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng, sử dụng nhiều phân bón. Sản xuất nông nghiệp trong nhiều năm liên tiếp như vậy làm giảm độ phì của đất, con người phải sử dụng nhiều phân hóa học, thốc trừ sâu, trừ cỏ… Các hóa chất tồn dư này sau đó ngấm vào đất, nước làm cho nguồn nước ô nhiễm khó có khả năng sử dụng cho sinh hoạt và chăn nuôi. Ngày nay cũng có nhiều quốc gia nghiên cứu, sử dụng chế phẩm sinh học nhằm hạn chế hoặc tiêu diệt các loài sâu bệnh hại cây trồng. Nhưng việc sử dụng phân bón hóa học không chỉ dừng lại mà còn tăng thêm. Bên cạnh đó là sự phát triển của chăn nuôi gia súc, gia cầm thải ra một lượng phân hữu cơ lớn. Nếu không xử lí triệt để cũng sẻ gây ô nhiễm môi trường nước…

Do nước thải sinh hoạt, đặc biệt là các làng nghề, các lò giết mổ gia súc… thải trực tiếp vào môi trường kết hợp với rác thải làm ô nhiễm ao, hồ, kênh, rạch, sông suối…

-Do hoạt động giao thông vận tải: Xảy ra ở vùng cửa sông, ở các cảng biển. Phần lớn là do rửa tàu chở dầu, sự cố tai nạn, tràn dầu…

- Do chiến tranh:

Do không tìm hiểu nhiều về vấn đề này, bản thân tôi lấy dẫn chứng minh họa. Trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam, đế quốc Mỹ đã sử dụng chất độc Điôxin gây ra tội ác cho con người khi nhiễm phải loại chất độc này. Nó xâm nhập vào cơ thể gây ra những di chứng cho các thế hệ sau như bại liệt, hở hàm ếch, kém phát triển về trí tuệ, dị tất bẩm sinh… Chất độc này vẫn đang còn tồn đọng mặc dù chiến tranh đã đi qua 42 năm. Những nơi được phát hiện còn tồn dư như sân bay Đà Nẵng, Biên Hòa…Hiện tại loại chất độc này vẫn đang tồn tại trong đất và ngấm vào nước là vấn đề lo ngại đối với con người.

-Do các chất phóng xạ:

Do việc sử dụng các chất phóng xạ, làm giàu uranium, nếu như các chất phóng xạ này không xử dụng phải xây dựng các hố chôn đặc biệt để chôn lấp an toàn.

Do sự cố trong quá trình hoạt động như vụ nổ nhà máy điện nguyên tử Chernobyn ở Ukraina (Liên Xô cũ năm 1986), thảm họa kép động đất đi kèm với sóng thần Fukushima năm 2012. Hai sự cố này làm đau đầu các giới chức khoa học vì ô nhiễm phóng xạ đến không khí, đất và nước.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) vận dụng dạy hoc tích hợp vào một số nội dung địa lí trung học phổ thông góp phần hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn cho học sinh (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)