1. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ VÀ NGUYÊN TẮC THỰC NGHIỆM1.1. Mục đích thực nghiệm 1.1. Mục đích thực nghiệm
Thực nghiệm sư phạm là một khâu quan trọng nhằm kiểm chứng tính khả thi của đề tài và khả năng áp dụng vào thực tế một cách có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Địa lí ở nhà trường phổ thông.
1.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm
Trong phạm vi thời gian và khả năng tiến hành thực nghiệm, tôi tập trung nhằm giải quyết những nhiệm vụ cơ bản sau:
- Vận dụng tích hợp vào một số nội dung Địa lí trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn vào một số bài học cụ thể.
- Sau bài học, tiến hành bài kiểm tra ngắn 10’ theo định hướng hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn. Rút ra các kết luận và đánh giá tính khả thi của đề tài.
2. TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM2.1. Chọn đối tượng thực nghiệm 2.1. Chọn đối tượng thực nghiệm
Quá trình thực nghiệm của tôi được tiến hành tại trường THPT Quỳnh Lưu 2
ở các lớp tôi đang tiến hành giảng dạy. Tôi đã chọn 4 lớp: 2 lớp đối chứng và 2 lớp thực nghiệm để dạy. Cả bốn lớp này đều được dạy cùng một bài:
Bài 3 : Một số vấn đề mang tính toàn cầu
Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm
Lớp Số học sinh Lớp Số học sinh
11A5 37 11D3 38
11A7 35 11D5 35
Bảng 1: Các lớp và số học sinh tham gia thực nghiệm
-Các lớp thực nghiệm: Sử dụng dạy học theo hướng tích hợp
-Các lớp đối chứng: Sử dụng chủ yếu các phương pháp dạy học truyền thống
2. Kết quả thực nghiệm
Sau khi dạy Bài 3 : Một số vấn đề mang tính toàn cầu, tôi đã cho học sinh làm một bài kiểm tra ngắn (thời gian 10 phút) ở cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Kết quả như sau:
Lớp Sĩ Điểm số 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Thực 11A5 37 0 0 0 0 0 0 0 10 20 6 1 nghiệm 11A7 35 0 0 0 0 0 0 0 14 15 5 1 Đối 11D3 38 0 0 0 0 0 5 10 13 8 2 0 chứng 11D5 35 0 0 0 0 0 3 12 15 4 1 0
Bảng 2: Điểm lớp thực nghiệm và đối chứng
Lớp hực nghiệm Lớp đối chứng
Xếp loại (11A5, 11A7) (11D3, 11D5)
Tổng % Tổng % Giỏi (9-10 điểm) 13 18,1 3 4,1 Khá (7-8 điểm) 69 81,9 40 54,8 Trung bình (5-6 điểm) 0 0,0 30 41,1 Yếu (<5 điểm) 0 0.0 0 0,0 Bảng 3: Tổng hợp kết quả thực nghiệm 3 . Nhận xét kết quả thực nghiệm
Trước tiên, tôi muốn nói về sự chuyển biến phong cách học tập của học sinh khi các em tiếp nhận một sự trải nghiệm đầy thú vị trong chính lớp học của mình. Các em học tập sôi nổi hơn, thảo luận nhiều hơn, hăng hái phát biểu hơn và chú ý vào bài giảng, nhất là những em học sinh không quan tâm nhiều đến bộ môn Địa lí. Kết quả kiểm tra đã chứng minh rằng, ở các lớp thực nghiệm 100% số học sinh đạt tỉ lệ điểm khá và giỏi cao hơn nhiều so với tỉ lệ này ở các lớp đối chứng
PHẦN BA: KẾT LUẬN1. KẾT QUẢ THỰC HIỆN 1. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
Qua kết quả thực nghiệm của đề tài nêu trên phần nào cho chúng ta thấy việc vân dụng kiến thức tích hợp trong dạy học nói chung và trong dạy học Địa lí nói riêng có ý nghĩa to lớn trong dạy học. Nó không những mang lại cảm hứng cho học sinh, kích thích học sinh làm việc mà còn góp phần quan trọng vào việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên, làm cho học sinh yêu thích môn Địa lí hơn. Ngoài ra, học sinh có thể rèn luyện khả năng tự học, học sinh sẽ khắc sâu kiến thức hơn, hiểu thêm về các môn khoa học có liên quan, qua đó học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn như vấn đề môi trường, an toàn giao thông…
Đề tài đã làm rõ những vấn đề lý luận liên quan đến tích hợp vào trong dạy học Địa lí trung học phổ thông là cơ sở để thiết kế quy trình tích hợp vào trong môn học, vừa giúp nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, vừa làm thay đổi nhận thức, thái độ của học sinh cho sự hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn.
Đã xây dựng được địa chỉ tích hợp trong một số nội dung môn Địa lí trung học phổ thông. Đã thiết kế được một số giáo án minh họa tiến trình dạy học tích hợp vào một số nội dung môn Địa lí trung học phổ thông nhằm kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của đề tài.
2. KẾT LUẬN
Đề tài có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành và phát triển năng lực cho học sinh, đặc biệt là năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến giáo dục về môi trường, giáo dục về pháp luật, an toàn giao thông...Đưa nội dung dạy học tích hợp vào trong nhà trường phổ thông là một nhiệm vụ cấp bách, phù hợp với mục tiêu đổi mới dạy học hiện nay.
Trong dạy học Địa lí, giáo viên cần biết vận dụng kiến thức tích hợp có ở nhiều nguồn khác nhau vì chúng ta đã biết địa lí là môn khoa học hết sức đặc biệt, nó vừa thuộc khoa học tự nhiên vừa là môn khoa học xã hội. Để phương pháp dạy học tích hợp trong dạy học địa lí có hiệu quả cao nhất giáo viên cần biết tăng cường phối hợp các phương pháp và phương tiện dạy học. Bên cạnh đó, giáo viên phải không ngừng tự học, tự nghiên cứu nhiều các môn học khác, cần phải nghiên cứu chương trình sách giáo khoa các môn học có liên quan đến Địa lí để có kế hoạch sử dụng kiến thức liên môn sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Trên đây là kết quả tìm tòi, suy nghĩ, học hỏi và quá trình thể hiện của tôi thực sự đã mang lại hiệu quả đáng kể trong dạy học. Vẫn còn nhiều điều cần khai thác sâu hơn chắc chắn ta sẽ tìm được nhiều vấn đề thú vị mà tôi chưa làm được trong phạm vi đề tài này. Với tư tưởng luôn học hỏi cầu tiến, hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục và mong muốn góp sức cho sự nghiệp giáo dục. Chúng tôi sẽ tiếp tục
nghiên cứu tiếp và rất mong được đón nhận những góp ý bổ ích của Quí vị Giám khảo và bạn bè đồng nghiệp để đề tài càng phong phú và hữu ích hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Quỳnh Lưu, ngày 20 tháng 03 năm 2019
Người viết
Võ Thị Giang
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1].Nguyễn Hữu Châu, Vũ Quốc Chung, Vũ Thị Sơn. Phương pháp, phương
tiện kỹ thuật và hình thức tổ chức dạy học trong Nhà trường. Nhà xuất
bản Đại học Sư phạm, 2004.
[2]. Địa lí 10, Lê Thông (Tổng chủ biên) NXB Giáo dục, 2008.
[3]. Địa lí 11, Lê Thông (Tổng chủ biên) NXB Giáo dục, 2008. [4]. Địa lí 12, Lê Thông (Tổng chủ biên) NXB Giáo dục, 2008.
[5].Tổng cục Dạy nghề (2011), Tài liệu tập huấn phương pháp biên soạn, tổ
chức giảng dạy và đánh giá bài giảng tích hợp
[6]. Từ điển Oxford Advanced Learner’s Dictionary (2010), p. 798 [7].Viện Ngôn ngữ học (2005), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.
[8]. Sách giáo khoa các môn: Toán, Vật lí, hóa học, sinh học, Văn, GDCD, Lịch
[10]. Bộ Giáo dục và đào tạo: Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức- kĩ năng môn
Địa lý 10, 11, 12, NXB Giáo dục, 1- 2010
[11]. Vũ Quốc Lịch, Phạm Ngọc Yến: Thiết kế bài dạy Địa lý 10 , NXB HN, 7-
2009
[12]. Đỗ Anh Dũng, Trần Ngọc Điệp, Nguyễn Trọng Đức: Đề kiểm tra theo
chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Địa lý 10, NXBGD, 8- 2011
[13]. Nhiều tác giả: Tài liệu giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả,
NXBHN, 6- 2012
[14]. Đặng Văn Đức (chủ biên): Phương pháp dạy học Địa lý theo hướng tích cực,
NXB ĐHSPHN, 4- 1996
[15]. Sách giáo khoa GDCD, Lịch sử, Sinh học 10,12 chương trình chuẩn - Bộ
GDĐT- NXB Giáo dục.
[16]. Tài liệu hướng dẫn giảng dạy về dân số và môi trường Bộ Giáo dục & Đào tạo 1995 (Quỹ dân số Liên Hợp Quốc - Dự án VIE/94/P01 Hà Nội 1995).
[17]. Dân số và phát triển Nguyễn Đình Cả (chủ biên) Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội 1997.
[18].Dân số - Tài nguyên - Môi trường, Nguyễn Dược (Chủ biên) Trường ĐHSP I Hà Nội, 1997.
[19].Bộ Tài nguyên và Môi trường “Được tiếp cận nước sạch phải là một quyền của con người”, ngày 25/05/2012. w.w.w.monre.gov.vn/v35.
[20]. Tuổi trẻ online: Chết vì nước bẩn nhiều hơn vì bom đạn, ngày 25/05/2012. [21].Tham khảo một số tài liệu trên mạng Internet.
[22].Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Địa lí trung học phổ thông Hà Nội -2012.
[23].website Thuvienphapluat.vn
[24].Báo giáo dục thời đại chuyên đề môi trường- Bộ GD& ĐT.
[25].Thiên nhiên Việt Nam – Nhà xuất bản Giáo dục- Năm 2002 - Lê Bá Thảo.