- Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (ma trận IFE)
10.2.2. Chiến lƣợc xuyên quốc gia
Các tập đoàn theo đuổi chiến lƣợc xuyên quốc gia thƣờng đƣợc hình thành trên cơ sở hợp nhất từ các doanh nghiệp thuộc nhiều quốc gia khác nhau. Chiến lƣợc xuyên quốc gia đặc biệt có ý nghĩa khi sức ép nội địa hóa cao và sức ép về giảm chi phí cũng cao. Để đƣợc cùng lúc nhiều mục đích: giảm chi phí và khác biệt hóa sản phẩm, họ thƣờng áp dụng hiệu ứng học tập toàn cầu và mô hình lean production - sản xuất linh hoạt. General Motors (GM) là một ví dụ về tập đoàn xuyên quốc gia. Cuộc đại suy thoái kinh tế toàn cầu đã ảnh hƣởng nghiêm trọng đến ngành công nghiệp ô-tô. Điều đó đặt ra yêu cầu đối với các hãng, trong đó có GM, phải tung ra thị trƣờng những chiếc xe không chỉ có chất lƣợng tốt, mà còn phải phù hợp với thị hiếu và túi tiền của khách hàng. Thoát khỏi tình trạng phá sản, GM đang tiến hành cải cách toàn diện cơ cấu tổ chức về nhân sự, cũng nhƣ sản phẩm. Các mác hiệu của GM vốn đều là của những công ty đến từ các quốc gia khác nhau, hai trong số đó là Buick của Mỹ và Opel của Đức. Opel lnsignia là một sản phẩm đƣợc giới chuyên môn đánh giá cao, thế hiện qua giải thƣởng xe của năm tại châu âu. Nhằm tận dụng mẫu xe đầy triển vọng này, GM quyết định biến nó thành Buick Regal để bán tại thị trƣờng Mỹ. Chỉ với một vài thay đổi nhỏ trong thiết kế và động cơ, việc sản xuất Buick Regal cho thị trƣờng Mỹ và Opel lnsignia cho châu âu giúp GM tận dụng triệt đế danh tiếng của hai thƣơng hiệu nói trên để hấp dẫn ngƣời tiêu dùng cũng nhƣ hạ thấp chi phí nhờ vào tính kinh tế theo quy mô.
Về bản chất, các doanh nghiệp theo đuổi chiến lƣợc xuyên quốc gia đang cố gắng đạt đƣợc đồng thời cả lợi thế chi phí thấp và sản phẩm đặc trƣng cao. Mặc dù điều này có vẻ hấp dẫn, nhƣng thực chất đó là mục tiêu không dễ đạt đƣợc. Nhƣ đã đề cập, áp lực nội địa hóa cao và áp lực giảm chi phí cũng cao, đặt ra các yêu cảu trái ngƣợc nhau đối với một doanh nghiệp. Đáp ứng yêu cầu nội địa hóa sẽ làm tăng chí phí, gây khó khăn rất lớn cho doanh nghiệp trong
Chương 10 – Chiến lược trong môi trường toàn cầu
206 việc đáp ứng yêu cầu giảm chi phí. Do đó, vấn đề đặt ra là làm thế nào để một doanh nghiệp thực hiện chiến lƣợc xuyên quốc gia một cách hiệu quả.
Christopher Barlett và Sumatra Ghostshal, những tác giả nhiệt tình cổ súy cho chiến lƣợc xuyên quốc gia, chỉ ra rằng: trong môi trƣờng ngày nay, các điều kiện cạnh tranh rất gay gắt, để tồn tại trong thị trƣờng toàn cầu các công ty phải khai thác đƣợc lợi thế từ hiệu ứng đƣờng cong kinh nghiệm và tính kinh tế của vị trí, chuyển giao các khả năng khác biệt hóa của công ty và đồng thời quan tâm đến sức ép nội địa hóa. Hơn nữa, họ cũng cho rằng, trong các công ty xuyên quốc gia hiện đại, các khả năng gây khác biệt không chỉ tập trung ở chính quốc mà còn có thể phát triển ở bất kỳ hoạt động nào trong phạm vi của công ty. Nhƣ vậy, luồng các kỹ năng và việc cung cấp sản phẩm không chỉ theo một con đƣờng từ chính quốc đến các công ty con ở nƣớc ngoài nhƣ các công ty theo đuổi chiến lƣợc quốc tế. Luồng kỹ năng và sản phẩm, bên cạnh đó, còn từ các công ty con ở nƣớc ngoài về chính quốc và giữa các công ty nƣớc ngoài với nhau - một quá trình mà Barlett và Ghostshal gọi là hiệu ứng học tập toàn cầu. Chiến lƣợc xuyên quốc gia tập trung các nỗ lực chuyển giao các kỹ năng và cung cấp theo nhiều chiều giữa các công ty con trên toàn thế giới.