Lập các công ty con sở hữu hoàn toàn

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị chiến lược: Phần 2 - ThS. Lê Thị Bích Ngọc (Trang 105 - 106)

- Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (ma trận IFE)

10.3.5. Lập các công ty con sở hữu hoàn toàn

Một công ty con sở hữu hoàn toàn là công ty do công ty mẹ sở hữu 100% cổ phiếu. Để thiết lập một công ty con ở thị trƣờng nƣớc ngoài, một doanh nghiệp có thể hoặc là lập ra một hoạt động hoàn toàn mới ở quốc gia đó hoặc là mua lại một doanh nghiệp đã thiết lập ở nƣớc sở tại và sử dụng nó để xúc tiến tiêu thụ các sản phẩm của mình.

Việc thiết lập một công ty con sở hữu hoàn toàn có ba lợi thế. Thứ nhất, khi các lợi thế cạnh tranh của một công ty dựa trên việc kiểm soát khả năng công nghệ, thì một công ty sở hữu hoàn toàn sẽ là cách thƣờng đƣợc sử dụng nhất, vì nó giảm rủi ro mất quyền kiểm soát. Do vậy, nhiều công ty kỹ thuật cao thích sử dụng các công ty sở hữu hoàn toàn hơn so với liên doanh hay bán bản quyền. Các công ty sở hữu hoàn toàn có khuynh hƣớng trở thành cách thức thâm nhập dễ đƣợc chấp nhận trong các ngành nhƣ: bán dẫn, điện tử và dƣợc phẩm. Thú

hai, công ty con sở hữu hoàn toàn cho công ty mẹ cách thức kiểm soát chặt chẽ các quốc gia khác nhau, để tiến hành sự phối hợp chiến lƣợc - dùng lợi nhuận từ một nƣớc để hỗ trợ tấn công cạnh tranh ở nƣớc khác. Thú ba, một công ty con sở hữu hoàn toàn có thế là lựa chọn tốt nhất nếu công ty muốn thực hiện tính kinh tế của vị trí và hiệu ứng đƣờng cong kinh nghiệm. Nhƣ đã biết, khi sức ép chi phí gay gắt, nó có thể cho công ty định hình chuỗi giá trị của minh theo cách thức làm cực đại hóa giá trị tăng thêm tại mỗi giai đoạn. Nhƣ vậy, một công ty con ở mỗi quốc gia có thể chuyên môn hóa chế tạo một phần của sản phẩm hay các bộ phận nào đó của sản phẩm cuối cùng, trao đổi các bộ phận và sản phẩm với các công ty con khác trong hệ thống toàn cầu. Việc thiết lập một hệ thống sản xuất toàn cầu nhƣ vậy yêu cầu mức độ kiểm soát cao về các hoạt động liên kết quốc gia. Các hoạt động mang tính quốc gia khác nhau phải đƣợc sắp đặt phù hợp với các quyết định xác lập một cách tập trung về cách thức sản xuất, số lƣợng sản xuất và định giá cho các sản phẩm đầu ra nên tiến hành nhƣ thế nào cho các chuyển dịch giữa các hoạt động. tất nhiên, công ty con sờ hữu hoàn toàn phải tuân thù theo sự ủy thác này, trong khi đó ngƣời mua bản quyền hay các đối tác liên doanh hầu nhƣ luôn luôn muốn tránh xa vai trò phụ thuộc nhƣ vậy. Mặt khác, để phục vụ cho một thị trƣờng nƣớc ngoài, việc thiết lập một công ty con sở hữu hoàn toàn là phƣơng pháp tốn kém. Công ty mẹ phải gánh chịu tất cả các chi phí và rủi ro của việc thiết lập các hoạt động ở nƣớc ngoài - không giống nhƣ liên doanh, các chi phí và rủi ro đƣợc chia sẻ, hay trong việc bán bản quyền ngƣời đƣợc cấp phép phải gánh chịu hầu hết chi phí và rủi ro. Những rủi ro của việc học tập

Chương 10 – Chiến lược trong môi trường toàn cầu

211 kinh doanh trong một nền văn hóa mới sẽ ít hơn nếu công ty mua lại một công ty đã thiết lập ở các nƣớc sở tại. Dù rằng, việc mua lại cũng phát sinh một loạt các vấn đề nhƣ cố gắng chuyển đổi văn hóa công ty và các vấn đề này đôi khi còn lớn hơn cả lợi ích nhận đƣợc.

Nói tóm lại, mỗi phƣơng thức thâm nhập thị trƣờng đều có những ƣu, nhƣợc điểm riêng và sẽ thành công khi đƣợc lựa chọn phù hợp với năng lực, điều kiện, kỳ vọng của từng công ty muốn áp dụng.

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị chiến lược: Phần 2 - ThS. Lê Thị Bích Ngọc (Trang 105 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)