Chiến lƣợc toàn cầu

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị chiến lược: Phần 2 - ThS. Lê Thị Bích Ngọc (Trang 101)

- Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (ma trận IFE)

10.2.3 Chiến lƣợc toàn cầu

Các doanh nghiệp theo đuổi chiến lƣợc này thực hiện tiêu chuẩn hóa, sản xuất sản phẩm từ một hoặc một số trung tâm và phân phối trên thị trƣờng toàn cầu. Chiến lƣợc toàn cầu đặc biệt có ý nghĩa khi sức ép nội địa hóa thấp và sức ép về giảm chi phí cao. Các điều kiện này ngày càng thịnh hành trong các ngành sản xuất hàng công nghiệp. Ví dụ, trong ngành bán dẫn, các tiêu chuẩn toàn cầu đã ra đời để đáp ứng nhu cầu to lớn về các sản phẩm sử dụng chất bán dẫn trên toàn cầu. Do đó, các công ty nhƣ lntel, Taxas lnstruments và Motorola đều theo đuổi chiến lƣợc toàn cầu.

Doanh nghiệp theo đuổi chiến lƣợc toàn cầu tập trung tăng khả năng sinh lợi bằng cách thu hoạch lợi ích của sự giảm chi phí do hiệu ứng đƣờng cong kinh nghiệm và tính kinh tế của vị trí. Thực chất, các doanh nghiệp đó đang theo đuổi chiến lƣợc chi phí thấp.Các hoạt động sản xuất, marketing và R&D của doanh nghiệp đang theo đuổi chiến lƣợc toàn cầu, tập trung vào vài vùng thuận lợi. Các công ty toàn cầu có khuynh hƣớng không cá biệt hóa việc cung cấp sản phẩm và chiến lƣợc marketing của họ theo những điều kiện địa phƣơng. Nguyên do là việc cá biệt hóa dễ làm phát sinh chi phí, vì phải rút ngắn hơn thời gian vận hành sản xuất và lặp lại các hoạt động. Thay vào đó, các công ty toàn cầu kinh doanh những sản phẩm đƣợc tiêu chuẩn hóa trên khắp thế giới, do đó họ có thể cực đại hóa lợi ích từ tính kinh tế theo quy mô, nhấn mạnh vào hiệu ứng đƣờng cong kinh nghiệm. Họ cũng có khuynh hƣớng sử dụng lợi thế chi phí để hỗ trợ việc định giá tấn công trên thị trƣờng thế giới.

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị chiến lược: Phần 2 - ThS. Lê Thị Bích Ngọc (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)