- Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (ma trận IFE)
10.1.1. Những vấn đề đặt ra trong xu thế toàn cầu hóa
Sự xuất hiện của nền kinh tế tri thức với lực lƣợng sản xuất mới: khoa học và công nghệ, cuộc cách mạng về viễn thông cùng lúc tạo nên nền kinh tế toàn cầu khổng lồ, mang tính một thị trƣờng duy nhất, đồng thời làm cho các bộ phận cấu thành của nó ngày càng nhỏ hơn nhƣng mạnh mẽ hơn. Và cũng từ đây, thuật ngữ "toàn cầu hóa" ngày càng đƣợc nhắc đến nhiều hơn, ở mọi nơi, mọi lúc. Vậy toàn cầu hóa là gì?
Toàn cầu hóa là quá trình xã hội hóa sản xuất trên quy mô toàn cầu, là sự thâm nhập và phụ thuộc mạnh mẽ giữa các nền kinh tế trên toàn thế giới.
Nền kinh tế toàn cầu hóa có các điểm đặc trƣng:
- Sự hình thành ngày càng nhiều các liên kết, liên minh kinh tế khu vực và liên khu vực, điển hình: EU, NAFTA, AFTA...
- Chính sách đối ngoại của các quốc gia mang tính quốc tế ngày càng cao hơn.
- Sự chuyển dịch vốn giữa các nƣớc thông qua các hoạt động: FDL, đầu tƣ gián tiếp, tín dụng quốc tế. . . ngày càng phát triển.
- Thƣơng mại quốc tế gia tăng nhanh chóng và có sự thay đổi về chất.
- Phân công lao động xã hội trên phạm vi toàn cầu ngày càng sâu rộng, dẫn đến các vấn đề di dân, xuất khẩu lao động và nhập cƣ ngày càng phát triển và diễn biến phức tạp .
Cũng nhƣ mọi sự kiện khác, toàn cầu hóa có tính hai mặt: ƣu và nhƣợc điểm, mang đến rất nhiều cơ hội, nhƣng cũng đặt các doanh nghiệp trƣớc vô vàn thách thức. Vì vậy, có rất nhiều doanh nhân, doanh nghiệp đƣợc lợi và nhiệt tình ủng hộ toàn cầu hóa, nhƣng cũng có không ít doanh nhân, doanh nghiệp bị thiệt và quyết liệt chống đối lại nó. Đặc biệt, khi xảy ra đại khủng hoảng, đã có những tiếng nói đòi xét lại toàn bộ quá trình toàn cầu hóa, đã có những quốc gia trƣớc đây rất hăng hái cổ súy cho toàn cầu hóa, nay lại muốn quay về với những chính sách bảo hộ mậu dịch.
Xét về bản chất, toàn cầu hóa là một tất yếu khách quan, một hiện tƣợng không thể đảo ngƣợc trong lịch sử loài ngƣời. Hiểu đƣợc nhƣ vậy, ngƣời ta sẽ có đƣợc thái độ phản ứng phù hợp với toàn cầu hóa: tích cực nghiên cứu, tìm hiểu về nó, đánh giá đúng những ƣu, nhƣợc điểm, cơ hội, nguy cơ, để chủ động tham gia vào quá trình toàn cầu hóa. Về vấn đề này, Jack Welch, chủ tịch G.E, đã từng phát biểu: "Nói một con sông đừng chảy nữa là vô ích. Tốt hơn hết là hãy học cách bơi theo dòng chảy của nó. Nếu tốc độ thay đổi trong nội bộ công ty không bằng tốc độ thay đổi bên ngoài thì ngày tàn của công ty đã gần kề".
Chương 10 – Chiến lược trong môi trường toàn cầu
201
Ưu điểm của việc tham gia vào quá trình toàn cầu hóa
1. Mở rộng hoạt động kinh doanh ra ngoài phạm vi quốc gia giúp tạo nên chi phí sản xuất thấp hơn. Do có những lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh, chi phí sản xuất ở những quốc gia khác nhau trên thế giới có sự khác biệt rất lớn. Chính vì vậy, tham gia vào quá trình toàn cầu hóa sẽ mở ra khả năng thu đƣợc tỷ suất lợi nhuận cao hơn, ngay cả trong trƣờng hợp vẫn giữ nguyên thị trƣờng chủ lực là nƣớc chủ nhà.
2. Mở rộng hoạt động trên trƣờng quốc tế có thể bổ sung thêm cho những cơ hội, hoặc khắc phục bớt những hạn chế của thị trƣờng nội địa. Các doanh nghiệp chỉ thuần túy hoạt động trên thị trƣờng nội địa sẽ bị lệ thuộc rất lớn vào mức độ tăng trƣởng kinh tế và chính sách ƣu đãi của quốc gia sở tại đối với hoạt động sản xuất, tiêu thụ hàng hóa của họ. Họ khó có thể đạt tới quy mô tối ƣu để có đƣợc lợi thế kinh tế theo quy mô, một khi vƣợt quá khả năng tiêu thụ của nền kinh tế sở tại và cũng khó tăng trƣởng với tốc độ cao hơn tốc độ tăng trƣởng của toàn nền kinh tế. Muốn làm đƣợc những điều mong muốn chỉ còn cách tham gia vào hoạt động thƣơng mại quốc tế, tham gia vào quá trình toàn cầu hóa.
3. Tham gia vào quá trình toàn cầu hóa là một công cụ hữu hiệu để cạnh tranh hiệu quả. Trong điều kiện toàn cầu hóa, để phát triến hiệu quả và bền vững, các doanh nghiệp sẽ điều phối lợi nhuận giữa các thị trƣờng (lấy lợi nhuận của thị trƣờng này để hỗ trợ hoạt động cho thị trƣờng khác và cùng thắng trên cả hai thi trƣờng). Muốn ứng phó với hiện tƣợng này, thì cách tốt nhất là cũng tham gia hoạt động toàn cầu, thâm nhập vào "hậu phƣơng" của đối thủ cạnh tranh, giới hạn khả năng điều phối lợi nhuận của họ, nhờ vậy có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của chính mình.
4. Mở rộng thị trƣờng ra nƣớc ngoài cũng là một phƣơng cách hữu hiệu để bù đắp chi phí đầu tƣ vào phát triển sản phẩm. Ví dụ, để đƣa một sản phẩm mới ra thị trƣờng, các công ty dƣợc phẩm Mỹ phải đầu tƣ từ 100 đến 200 triệu USD, và họ cần thị trƣờng toàn cầu rộng lớn nhằm bù đắp mức chi phí này.
5. Thị trƣờng toàn cầu là điều kiện để doanh nghiệp đạt đƣợc lợi thế nhờ qui mô. Ví dụ, thị trƣờng toàn cầu rộng lớn đã giúp các nhà sản xuất hàng điện tử Hàn Quốc, nhƣ Sam sung, đạt đƣợc ƣu thế về chi phí, nhờ sản xuất một khối lƣợng lớn sản phẩm với giá thành thấp. Từ đó, họ chiếm lĩnh đƣợc thị trƣờng thế giới, đến lƣợt nó, thị trƣờng rộng lớn lại giúp giảm chi phí . . . Cứ nhƣ vậy, vị thế cạnh tranh đƣợc củng cố và doanh nghiệp không ngừng phát triển.
6. Toàn cầu hóa hoạt động còn cho phép doanh nghiệp lựa chọn nơi sản xuất với điều kiện thuận lợi nhất. Để xác định nơi sản xuất ngƣời ta thƣờng xem xét các yếu tố sau: chi phí lao động, chi phí năng lƣợng, cơ sở hạ tầng (trình độ của lực lƣợng lao động, đƣờng sá, điện, nƣớc..), môi trƣờng chính trị và chi phí vận chuyến.
7. Toàn cầu hóa tạo điều kiện thiết lập các chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu để đạt đƣợc tối đa tính kinh tế của vị trí.
Chương 10 – Chiến lược trong môi trường toàn cầu
202 1. Những doanh nghiệp hoạt động trên thị trƣờng toàn cầu luôn phải chấp nhận những rủi ro thƣờng xuyên hơn, phức tạp hơn và lớn hơn nhiều so với các doanh nghiệp hoạt động trên thị trƣờng nội địa. Ví dụ, những rủi ro về chính trị, luật pháp, văn hóa - xã hội, rủi ro về tỷ giá...Không chỉ phải gánh chịu những rủi ro trên thị trƣờng nội địa, mà còn gặp phải những rủi ro ở nƣớc đến kinh doanh và rủi ro trên thị trƣờng toàn cầu.
2. Cách thức kinh doanh và rào cản thâm nhập ở mỗi nƣớc một khác, ngay cả ở các quốc gia có điều kiện kinh tế, chính trị tƣơng tự nhau vẫn có những khác biệt nhất định, muốn kinh doanh thành công trong điều kiện toàn cầu thì phải hiểu rõ những khác biệt này và biết cách vƣợt qua những thách thức do chúng gây ra.