ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƢỢC 1 Khái quát về đánh giá chiến lƣợc

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị chiến lược: Phần 2 - ThS. Lê Thị Bích Ngọc (Trang 82 - 84)

- Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (ma trận IFE)

9.2. ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƢỢC 1 Khái quát về đánh giá chiến lƣợc

9.2.1. Khái quát về đánh giá chiến lƣợc

9.2.1.1. Bản chất của đánh giá chiến lược

Hiểu theo nghĩa chung, thuật ngữ "đánh giá" là quá trình đặt các câu hỏi hên quan đến mục đích xác định, thu thập và phân tích thông tin để trà lời các câu hỏi đó. Đánh giá là quá trình lặp và không ngừng cung cấp các phản hồi, qua đó điều chỉnh các kế hoạch và thực hiện. Đánh giá chiến lƣợc là giai đoạn cuối cùng trong quá trình quản trị chiến lƣợc, sau giai đoạn hoạch định và thực hiện chiến lƣợc. Đây là giai đoạn quan trọng không thể thiếu trong quá trình quản trị chiến lƣợc. Đánh giá chiến lƣợc xem xét hiệu quả và kết quả của tổng thể chiến

Chương 9 – Kiểm soát, đánh giá và điều chỉnh chiến lược

188 lƣợc trong việc đạt các kết quả nhƣ mong đợi. Các nhà quản trị có thể đánh giá tính phù hợp của chiến lƣợc với bối cảnh chính trị, kinh tế, xã hội, công nghệ tại thời điểm hiện tại...

Do đó, xét về bản chất đánh giá chiến lƣợc không chỉ là đánh giá doanh nghiệp hoạt động tốt thế nào. Đó còn là việc đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng tới chất lƣợng chiến lƣợc dài hạn của doanh nghiệp, cùng với đó là cơ hội và thách thức chiến lƣợc để từ đó có điều chỉnh phù hợp. Nói ngắn gọn, việc đánh giá chiến lƣợc nhằm trả lời ba câu hỏi sau:

- Các mục tiêu chiến lƣợc có còn phù hợp không?

- Các chiến lƣợc, chính sách và kế hoạch chủ yếu có còn phù hợp không?

- Các kết quả đạt đƣợc cho đến nay xác nhận hay bác bỏ các giả định chiến lƣợc đã đƣợc xây dựng?

Việc trả lời các câu hỏi nêu trên không phải là việc làm dễ dàng. Bởi lẽ đánh giá chiến lƣợc cần kiến thức tổng hợp, tƣ duy chiến lƣợc và phân tích dựa trên tình huống tốt hơn mức thông thƣờng. Ngoài ra, đánh giá chiến lƣợc cần giải quyết đƣợc các thách thức sau đây:

Thứ nhất, chiến lƣợc kinh doanh là duy nhất, gắn với đặc thù doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là ngay cả các doanh nghiệp trong cùng một ngành, hoạt động trên cùng một địa phƣơng cũng có các chiến lƣợc kinh doanh khác nhau. Không có chiến lƣợc nào tuyệt đối "tốt" hoặc tuyệt đối "xấu'', chiến lƣợc chỉ đƣợc đánh giá là ''tốt" hay xấu khi đặt trong bối cảnh doanh nghiệp cụ thể. Do đó, đánh giá chiến lƣợc phải dựa trên các thông tin logic về tình trạng và bối cảnh của doanh nghiệp.

Thứ hai, hoạch định và thực hiện chiến lƣợc liên quan nhiều đến lựa chọn mục đích và mục tiêu. Trong khi đó, các nhà quản trị cấp cao thƣờng thấy thiết lập mục đích và mục tiêu dễ dàng hơn đánh giá chúng. Đó là kết quả của giải quyết vấn đề, không phải của quá trình phân tích cấu trúc vấn đề. Hơn nữa, có thể có khuynh hƣớng nhầm lẫn giữa giá trị và mục tiêu.

Thứ ba, hệ thống đánh giá chiến lƣợc có thể dẫn đến những xung đột trong tổ chức. Bởi lẽ, các câu hỏi đánh giá đòi hỏi các nhà quản trị phải có năng lực mới có thể trả lời đƣợc. Hơn nữa, đánh giá chiến lƣợc sẽ đòi hỏi hệ thống quản trị phải tốt hơn mức hiện thời.

Thứ tƣ, môi trƣờng luôn biến động phức tạp. Do đó, khó dự đoán và nắm bắt đƣợc chính xác các yếu tố thay đổi trong môi trƣờng.

9.2.1.2. Nguyên tắc của đánh giá chiến lược

Chiến lƣợc cần đƣợc đánh giá theo các nguyên tắc nhất định. Nếu các nguyên tắc này không đảm bảo, cần ngƣng việc thực hiện chiến lƣợc. Có bốn nguyên tắc chung sau đây.

Nguyên tắc thứ nhất: nhất quán. Chiến lƣợc phải nhất quán với các mục đích và chính sách. .

Nguyên tắc thứ hai: phù hợp. Chiến lƣợc phải thể hiện sự phản ứng phù hợp của doanh nghiệp với những thay đổi môi trƣờng bên ngoài và các yếu tố nội tại của doanh nghiệp.

Nguyên tắc thứ ba: lợi thế. Chiến lƣợc phải đảm bảo tạo ra hoặc duy trì lợi thế cạnh tranh bền vững trong những hoạt động đƣợc xác định.

Chương 9 – Kiểm soát, đánh giá và điều chỉnh chiến lược

189 Nguyên tắc thứ tƣ: khả thi. Chiến lƣợc phải đƣợc thực hiện hiệu quả trong bối cảnh nguồn lực tài chính, nhân sự, hạ tầng sẵn có. Đồng thời việc thực hiện chiến lƣợc không tạo ra các vấn đề phát sinh.

Trên đây là các nguyên tắc chung áp dụng trong mọi trƣờng hợp. Tùy thuộc vào bối cảnh cụ thể, có thể bổ sung thêm các nguyên tắc khác để đánh giá chiến lƣợc đƣợc đúng đắn hơn.

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị chiến lược: Phần 2 - ThS. Lê Thị Bích Ngọc (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)