M inamatạ Bệnh hen
Con đường phía trước của các doanh nghiệp Nhật Bản
Trong những năm 1980, nền kinh tế Hoa Kỳ đã phải vật lộn chống lại cạnh tranh quốc tế và nền kinh tế Nhật Bản phát triển rầm rộ. Một số doanh nhân Nhật Bản lấy làm kiêu hãnh rằng, chẳng còn gì phải học từ Hoa Kỳ. Đến thập kỷ 90, nước Nhật trải qua một thời gian suy thoái dài và khủng hoảng ngân hàng trong khi nền kinh tế Hoa Kỳ lại phát triển hùng mạnh cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin. Một số người cho rằng, “nước Nhật thế là hết; nền kinh tế của Nhật Bản sẽ rơi vào tay Trung Hoa và trở nên lũng đoạn”. Nhưng người Nhật đã cố gắng phản ứng lại một cách mạnh mẽ với những lời chỉ trích của những người nước ngoài, dường như họ cố gắng bám lấy hai cực của sự kiêu ngạo và ngày càng khép mình hơn. Tuy nhiên, quyền năng sản xuất của Nhật Bản - đã được phát triển từ thời Meiji đã không phát triển và cũng không rớt xuống theo chiều thẳng đứng trong nhiều năm. Điểm mạnh cơ bản nhất của nền kinh tế Nhật Bản chính là sự ổn định hơn rất nhiều so với những lời bình luận luôn thay đổị
Theo lời GS. Takahiro Fujimoto của Đại học Tokyo, những phản ứng quá khích như vậy có nguyên nhân bởi thói quen xấu: phân tích các ngành công nghiệp cùng một lúc nhưng lại không có nhận thức gì về sự khác biệt cơ bản giữa các ngành đó. Ông không thích các câu hỏi kiểu như “Trung Quốc hay Nhật Bản: quốc gia nào mạnh hơn?” Tất cả các ngành - bao gồm ngân hàng, xây dựng, viễn thông, điện tử hay ô tô xe máy - đều có những điểm khác biệt so với các ngành khác. Bất kỳ một tham luận nào không quan tâm tới sự khác biệt này đều không có giá trị.
Để đánh giá chính xác khả năng cạnh tranh của mỗi ngành, GS. Fujimoto sử dụng khái niệm kiểu kiến trúc kinh doanh(Fujimoto, 2004). Lý thuyết kiểu kiến trúc kinh doanh xem xét các thành tố trong một ngành đã phối hợp với nhau như thế nàọ Chính xác hơn, kiểu kiến trúc kinh doanh là “một khái niệm cơ bản để đạt được sự hài lòng của bất kỳ một hệ thống nào có con người làm việc, nó đòi hỏi hệ thống đó phải được phân chia thành các bộ phận ra sao; các chức năng được phân bổ như thế nào tới mỗi bộ phận và sự phối kết hợp
giữa các bộ phận đó được xây dựng như thế nào sao cho hiệu quả nhất” (Fujimoto và cộng sự, 2001).
Thực ra giữa các bộ phận chức năng đó là các mối quan hệ hết sức phức tạp. Có hai lựa chọn để định hướng thiết kế sản phẩm. Thứ nhất là kiến trúc mô-đun, ở đó phương thức quan hệ qua lại giữa các bộ phận được chuẩn hóa và dễ dàng chắp nối với nhaụ Thứ hai là kiến trúc tích hợp, ở đó mối quan hệ phức hợp giữa các bộ phận được chấp nhận và sự cải tiến sẽ đạt được thông qua hàng loạt thử nghiệm. Nói chung, kiến trúc mô-đun là phù hợp để tiếp nhận nhanh chóng kết quả ở mức độ chi phí thấp còn kiến trúc tích hợp phù hợp khi hướng tới việc nâng cao chất lượng trong dài hạn. Ví dụ, máy tính để bàn là một sản phẩm điển hình được sản xuất theo kiểu kiến trúc mô- đun. Các bộ phận của máy tính được sản xuất ở nhiều doanh nghiệp khác nhau, tại nhiều quốc gia khác nhau nhưng có thể dễ dàng kết hợp với nhau để tạo nên một chiếc máy vi tính hoàn chỉnh. Ngược lại, ngành sản xuất ô tô lại cần được sản xuất theo mô hình tích hợp nếu các mục tiêu như khả năng thực hiện, sự êm ái và thuận tiện, tiết kiệm nhiên liệu, an toàn, v.v... cần đạt được đồng thờị Kiến trúc mô-đun có thể chia nhỏ hơn nữa thành cách mô-đun mở và mô-đun đóng. Sự phân biệt này dựa trên mối quan hệ giữa các nhà sản xuất là mở hay đóng.
Tích hợp Mô-đun Kiến trúc tích hợp đóng
Sản xuất ô tô, xe máy, đồ điện tử gia dụng nhỏ, trò
chơi videọ..
Đóng
Kiến trúc mô-đun đóng
Khung của máy tính, công cụ máy móc, đồ chơi Lego
cho trẻ em... Mở Kiến trúc mô-đun mở Hệ thống máy tính và phần cứng, sản phẩm internet, xe đạp, một số sản phẩm tài chính khác...
Sự phù hợp giữa các sản phẩm và kiến trúc kinh doanh không quá cứng nhắc mà phải linh động phù hợp với chiến lược kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, mỗi quốc gia, quá trình kỹ thuật và sự dịch chuyển của cầụ Hơn nữa, kiến trúc kinh doanh thường có cấu trúc lớp mà trong đó, nhà lắp ráp chắc chắn phải áp dụng mô-đun hóa để có thể lắp ráp các sản phẩm hoàn chỉnh trong khi các nhà cung cấp bộ phận lại phải tuân thủ mô hình tích hợp một cách sâu sắc hơn.
Nhật Bản là quốc gia áp dụng mô hình kiến trúc kinh doanh tích hợp với hầu hết các nhà máy sản xuất quan sát được tiến hành sản xuất các sản phẩm hoàn chỉnh. Ngược lại, Hoa Kỳ là quốc gia áp dụng mô hình kiến trúc mô- đun, các sản phẩm được lắp ráp từ nhiều bộ phận được tiêu chuẩn hóa được sản xuất bởi nhiều nhà sản xuất khác nhaụ Lợi nhuận có được từ việc kết hợp các bộ phận đó thành những sản phẩm mớị Trung Quốc cũng là quốc gia có kiến trúc mô-đun nhưng lợi thế cạnh tranh của họ có được là nhờ mô-đun với các sản phẩm thâm dụng lao động chứ không phải là các sản phẩm thâm dụng trí tuệ của Hoa Kỳ. GS. Fujimoto cho rằng sự khác biệt giữa các quốc gia về kiểu kiến trúc kinh doanh có nguyên nhân từ sự khác biệt về năng lực tổ chức của các doanh nghiệp ở mỗi quốc giạ Năng lực tổ chức của các doanh nghiệp lại bắt nguồn từ những kinh nghiệm lịch sử. Ví dụ, trong thời kỳ đầu sau chiến tranh các doanh nghiệp Nhật Bản buộc phải cạnh tranh và phát triển khi không có đủ nguồn lực tài chính, con người và cả các nguồn lực vật chất khác. Điều này dẫn tới việc phải sử dụng nguồn nhân lực trong dài hạn và thương hiệu hệ thống nhà cung ứng hình kim tự tháp. Lưu ý là GS. Fujimoto khẳng định rằng hệ thống mà người Nhật Bản đã tạo ra trong thời kỳ hậu chiến tranh là khác xa so với những hệ thống khác, hơn thế, nó là sự kế thừa của kế hoạch kinh tế trong thời kỳ chiến tranh.
GS. Fujumoto khuyên các doanh nghiệp Nhật Bản cần dừng ngay việc
theo đuổi những mốt nhất thời và nên cố gắng thích ứng những năng lực tổ chức mình có với thiết kế kiến trúc của sản phẩm mình sản xuất. Sự phát triển kinh doanh bền vững đòi hỏi thu lợi nhuận hiệu quả, một mặt thông qua việc bán các sản phẩm tích hợp mà các doanh nghiệp Nhật Bản tạo ra, mặt khác
nâng cao năng lực tổ chức đặc biệt những năng lực mà họ còn thiếu bằng việc học hỏi từ các doanh nghiệp và quốc gia khác.
Các doanh nghiệp không nên duy ý chí ở mô hình tích hợp mà cũng nên quan tâm tới những điểm nổi bật của mô hình mô-đun, có thể học tập và bắt chước mô hình này nếu thấy thích hợp. Tất nhiên, việc áp dụng mô hình mô- đun vẫn đòi hỏi các doanh nghiệp phải đảm bảo chất lượng sản phẩm của Nhật Bản. Nếu một doanh nghiệp vội vàng đầu tư vào Trung Quốc đơn giản vì các đối thủ của mình đã ở đó, hay bởi vì mức lương nơi đây thấp hơn Nhật Bản, thì kết quả nhãn tiền có thể nhận ra đó là năng suất lao động thấp cả ở Nhật Bản và Trung Quốc. Vấn đề ở đây là làm thế nào tối ưu hóa chiến lược định vị và hiểu rõ điểm mạnh và điểm yếu của từng kiểu kiến trúc của Trung Quốc và Nhật Bản.
GS. Fujimoto có một gợi ý cụ thể. Rõ ràng, Trung Quốc và Hoa Kỳ cùng áp dụng kiểu kiến trúc mô-đun nhưng họ có những điểm khác biệt cơ bản về công nghệ và lương bổng, họ là những đối tác bổ sung cho nhau trong sản xuất các sản phẩm mô-đun. Trong khi đó, Nhật Bản là quốc gia có kiểu kiến trúc tích hợp với mức lương cao và công nghệ cũng cao, tìm kiếm một đối tác quốc tế. Nếu ASEAN, một điểm đến truyền thống của dòng vốn FDI Nhật Bản, học được cách trở thành đối tác như vậy, với một tầm nhìn rộng và khát vọng mạnh mẽ sản xuất những sản phẩm có chất lượng cao, Nhật Bản và ASEAN có thể trở thành đối tác chiến lược của nhau trong sản xuất các sản phẩm tích hợp khác biệt với sản phẩm của Trung Quốc. Tuy nhiên, sự liên kết đó vẫn chỉ là một giả thuyết khả thi khi mà không một quốc gia ASEAN nào có đủ kỹ năng và thái độ cần thiết đáp ứng phong cách sản xuất Nhật Bản. Điều này đòi hỏi cải tổ thiết kế bên trong nhà máy, khả năng duy trì, điều chỉnh và sửa chữa máy móc, thiết kế các bộ phận sản xuất và khuôn mẫu, cải thiện trình độ và kỹ năng của kỹ sư... Nói cách khác, ASEAN cần thoát ra khỏi mô hình lắp ráp và gia công cho các đối tác nước ngoài để gia nhập vào quá trình sản xuất sâu hơn và tích cực hơn. Đó là điểm mấu chốt cho việc nâng cấp mối quan hệ kinh tế giữa Nhật Bản với các nước ASEAN ở mức độ cao hơn. Chính phủ và cộng
đồng doanh nhân Nhật Bản cần tích cực hơn trong việc trợ giúp kỹ thuật và hợp tác kinh doanh cho mục tiêu nàỵ
Các quốc gia với mô hình tích hợp Các quốc gia với mô hình mô-đun
Các quốc gia công nghiệp
Các quốc gia đang phát triển Khả năng không có đối thủ
cạnh tranh trực tiếp nếu lựa chọn đúng sản phẩm Đài Loan ASEAN Hoa Kỳ Nhật Bản Trung Quốc