Chính sách bình ổn Dodge năm 1949 Những tranh cãi về chính sách trong nội bộ chính phủ Hoa K ỳ

Một phần của tài liệu Phát triển Kinh tế của Nhật Bản - Phần 2 ppt (Trang 53 - 55)

cũng kết thúc khi Washington cử Ông Joseph Dodge tới Tokyo vào đầu năm 1949. Dodge vốn là chủ tịch ngân hàng Detroit và là người ủng hộ mạnh mẽ nền kinh tế tự dọ Ông ra lệnh áp dụng các biện pháp thắt chặt để chấm dứt lạm phát. Tập hợp những chính sách của ông được gọi là Chính sách bình ổn “Dodge”.

• Dừng các khoản vay fukkin.

• Xoá bỏ tất cả các trợ cấp và tăng chi phí sử dụng.

• Tăng thuế và cắt giảm chi tiêụ

• Tạo ra một “ngân sách siêu cân bằng” — cân bằng ban đầu là bằng không, điều đó có nghĩa là toàn bộ ngân sách sẽ phải duy trì ở mức thặng dư.

• Thống nhất các tỷ giá về một mức là 360 Yên đổi 1 Đô lạ Ngoài ra, Giáo sư C.S. Shoup, một chuyên gia tài chính của Hoa Kỳ, cũng đã được phái tới Nhật Bản để tiến hành áp dụng một hệ thống thuế mớị Những ý kiến tư vấn của ông được đưa vào áp dụng năm 1950 và đã trở thành nền tảng cho hệ thống thuế của Nhật Bản trong thời kỳ hậu chiến. Hệ thống này chủ yếu dựa trên các khoản thuế thu trực tiếp, đặc biệt là thuế thu nhập và thuế doanh nghiệp, đây cũng là một đặc điểm nổi bật của hệ thống thuế Nhật Bản trong suốt một thời gian dài sau đó. Nhật Bản không có các khoản thuế thu gián tiếp khác như VAT hay thuế tiêu dùng nói chung và cho mãi tới năm 1989 các khoản thuế tương tự mới được đưa vào áp dụng. Chính sách bình ổn Dodge đã đem lại thành công rực rỡ trong việc chấm dứt lạm phát. Nhưng đúng như những lo ngại vốn có từ trước, cú sốc kinh tế gây ra quá lớn và người dân đang phải đối mặt với một

cuộc suy thoái nghiêm trọng. Quả thực, chẳng bao lâu sau sản lượng bắt đầu suy giảm. Ngân hàng Nhật Bản đã cố gắng duy trì lượng cung cần thiết theo đúng yêu cầu của Dodgẹ Giáo sư Arisawa cho rằng các phương pháp bình ổn đã được áp dụng quá sớm; theo ông lẽ ra Dodge nên cố đợi một vài năm sau mới áp dụng các biện pháp này thì tốt hơn.

Chúng ta sẽ không thể biết được cuộc suy thoái nếu xảy ra sẽ trầm trọng tới mức nào vì trên thực tế đã có một sự kiện lớn khác xảy đến đúng thời điểm đó. Khi nền kinh tế Nhật Bản bắt đầu suy thoái thì cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-53) bùng nổ. Cho dù có động thái chính trị nào đằng sau cuộc chiến này đi chăng nữa thì trên thực tế cuộc chiến tranh Triều Tiên cũng đã đem lại những tác động tích cực đối với nền kinh tế Nhật Bản. Hoa Kỳ đã dùng Nhật Bản làm cơ sở cung cấp một lượng lớn các hàng hoá quân sự và hàng hoá dân dụng. Đối với các ngành sản xuất của Nhật Bản thì đây chính là thời điểm cầu nước ngoài tăng mạnh giống như thời kỳ bùng nổ xuất trong Thế chiến thứ I. Cuộc suy thoái nhanh chóng chấm dứt và nền kinh tế Nhật Bản lại tăng trưởng trở lạị Tỷ lệ lạm phát ở mức thấp lại xuất hiện nhưng sự ổn định giá cả vẫn được duy trì khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc.

Sự bình ổn Dodge cũng có những ý nghĩa quan trọng. Nền kinh tế Nhật Bản kể từ năm 1937 là nền kinh tế kế hoạch và chính phủ vẫn kiểm soát kinh tế trong suốt thời kỳ hậu chiến và thời kỳ phục hồi nền kinh tế. Thành công trong việc bình ổn giá cả và việc xoá bỏ sự kiểm soát về giá cả và trợ cấp cuối cùng cũng cho phép Nhật Bản trở thành một nền kinh tế tự do hơn. Nền kinh tế Nhật Bản đã loại bỏ bớt được những quy định và giảm sự can thiệp của Chính phủ vào các hoạt động kinh tế. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa rằng Nhật Bản đã là một nền kinh tế hoàn toàn tự do; vẫn còn có nhiều yếu tố can thiệp chính thức còn tồn tại đến cả sau khi kết thúc thời kỳ kế hoạch.

Joseph Dodge đôi lúc được ngợi ca vì đã chấm dứt được lạm phát và duy trì được sự tự do kinh tế nhưng đôi lúc lại bị chỉ trích vì đã áp dụng liệu pháp sốc (mặc dù những ảnh hưởng không mong muốn của việc áp dụng này đã được cuộc chiến tranh Triều Tiên xoá bỏ), nhưng đại đa số những người dân Nhật Bản vẫn hoan nghênh chính sách của ông hơn là chỉ trích.

Một phần của tài liệu Phát triển Kinh tế của Nhật Bản - Phần 2 ppt (Trang 53 - 55)