Nội dung cuộc thảo luận về tình trạng phục hồi sau chiến tranh giữa Hiromi Arisawa và Saburo Okita

Một phần của tài liệu Phát triển Kinh tế của Nhật Bản - Phần 2 ppt (Trang 55 - 60)

chiến tranh giữa Hiromi Arisawa và Saburo Okita

Dưới đây là bản trích dẫn nội dung buổi thảo luận giữa hai chuyên gia kinh tế vào năm 1986(trích dẫn từArisawa, 1989, trang 33-34). Hai chuyên gia này liên quan trực tiếp đến các chính sách phục hồi kinh tế sau chiến tranh.

OKITA:ýkiến của ông như thế nào về tình trạng quốc hữu hóa ngành công nghiệp than (được đề xuất vào năm 1946-1947)

ARISAWA:Tôi chưa bao giờ suy nghĩ về quốc hữu hóa ngành than cả

OKITA: Có phải thời kỳ đó là thời kỳ Ông Chosaburo Mizutani làm Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Thương mại Nhật? Luật quốc hữu hóa ngành than đã được đề xuất vào thời kỳ này?

ARISAWA:Tôi không bao giờ suy nghĩ về chính sách quốc hữu hóạ Thực tế thì hoạt động của ngành khai thác than do Chính phủ điều tiết. Nói một cách khác, ngành khai thác than nằm dưới sự kiểm soát của chính phủ. Nước Đức đã quốc hữu hóa ngành khai thác than và tôi đã trao đổi về vấn đề này rất nhiều trên nhiều bài báo khác nhaụ Nhưng tôi không hề có suy nghĩ gì về việc quốc hữu hóa các mỏ than và ngành khai thác than của chúng tạ Tất nhiên, nếu một số tình huống không mong đợi phát sinh thì biện pháp quốc hữu hóa cũng có thể được áp dụng. Nhưng điểm chính của việc chỉ quốc hữu hóa mỏ than và ngành khai thác than là gì?

Hiromi Arisawa

(1896-1988)

Saburo Okita

OKITA: Vào thời gian đó, có một cuộc tranh luận về cái gọi là Chukan

Antei Ron(Chính sách bình ổn tức thời, có nghĩa là làm giảm phát từ từ) giữa

Ông và ngài Kimura, một nhà xã hội trong quốc hộị ýkiến của Ông là áp

dụng chính sách chấm dứt lạm phát sau khi Chính phủ cho phép sản lượng sản xuất phục hồi đến mức độ nhất định nào đó so với trước chiến tranh. Nhưng ngài Kimura cho rằng việc giảm lạm phát chính là tiền đề để phục hồi sản lượng. Đây là điểm chính trong cuộc tranh luận. Ông đã viết trong một bài báo rằng hai quan điểm đó khác nhau trong việc ưu tiên các chính sách. Nó chính là điểm khác biệt lớn nhất, từ quan điểm “kinh tế chuyển đổi” của Ông.

ARISAWA:Về chính sách hạn chế lạm phát, quan điểm của tôi vào thời kỳ đó là chấp nhận ưu tiên phục hồi sản xuất trước nhằm phục hồi sản lượng khoảng 60% mức sản lượng hồi trước chiến tranh, sau đó mới áp dụng chính sách hạn chế lạm phát bằng các chính sách quyết liệt. Nếu như áp dụng chính sách ngăn ngừa lạm phát mạnh trước khi phục hồi sản lượng, nó sẽ đưa nền kinh tế Nhật Bản đi đến chỗ hỗn loạn, vì vậy không nên áp dụng chính sách đó. Trong một tình huống khác, chính sách ổn định lạm phát sẽ dẫn tới sản lượng sản xuất giảm. Vấn đề quan trọng là sự sụt giảm sản lượng ở mức độ nàọ áp dụng chính sách mạnh mẽ để ổn định lạm phát là không tránh khỏi, nhưng thời điểm phải chọn một cách hợp lý, vào thời điểm mà hệ thống sản xuất được ưu tiên trước và sản lượng đạt đến 60% mức sản lượng trước chiến tranh.

Quan điểm của tôi là chính sách mạnh mẽ ổn định lạm phát sẽ làm giảm sản lượng sản xuất. Trong tình huống xấu nhất, sản lượng có thể giảm một nửạ Tôi luôn cho rằng sản lượng hồi phục đạt mức 60% mức trước chiến tranh, bởi vì nếu bạn có mức đó, sự giảm sút tiếp theo sẽ giảm tới mức 30% trước chiến tranh. Vì trong thực tế, sản lượng giảm ngay tới mức đó sau chiến tranh và người dân có thể tồn tại một cách nào đó. Đối với tôi thì mức sản lượng đó là mức tối thiểu chấp nhận được.

Trước khi Ông Dodge đến Nhật Bản, tôi đến thăm Ông Fein, một chuyên gia tư vấn tài chính của Văn phòng khoa học và Kinh tế của chính phủ. Nhật Bản mời ông Fein với mong muốn ông Fein sẽ tư vấn chính sách thực thi

chương trình chống lạm phát mạnh mẽ. Tôi đã bảo ông ý là quá sớm để thực thi chương trình như vậỵ Ông Fein đã thuyết phục tôi thực thi chính sách bình ổn lạm phát sớm, nhưng tôi không bao giờ bị thuyết phục. Lý do để tôi không đồng ý thực thi chương trình chính sách như vậy tôi vừa giải thích ở trên.

Chương 11

Kỷ nguyên tăng trưởng cao

Chuyến tàu đặc biệt chở những học sinh mới tốt nghiệp trung học đến các thành phố lớn năm 1964 – Những thanh niên trẻ tuổi này được gọi là “những quả trứng vàng”.

Kinh tế Nhật Bản bước vào giai đoạn tăng trưởng cao sau thời kỳ

phục hồi 1945– 1949 và chiến tranh Triều Tiên từ 1950 – 1953. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình của Nhật Bản đạt 10% trong thời kỳ từ giữa thập niên 50 đến đầu thập niên 70. Tăng trưởng kinh tế cao và ổn định đã làm thay đổi một cách căn bản kinh tế - xã hội Nhật Bản. Từ những năm 70 Nhật Bản đã vượt qua Cộng Hòa Liên Bang (CHLB) Đức để trở thành nền kinh tế đứng thứ hai sau Hoa Kỳ trong Thế giới thứ nhất (Các nước tư bản chủ nghĩa) về GNP (Tổng sản phẩm quốc dân). Quá trình rút ngắn khoảng cách với các nước phương Tây đã được hoàn tất. Có rất nhiều vấn đề thú vị có thể thảo luận trong thời kỳ nàỵ Chương 11 sẽ tập trung vào nghiên cứu 5 vấn đề sau: hợp lý hóa nền kinh tế, quản lý kinh tế vĩ mô, chính sách công nghiệp, hội nhập toàn cầu và những biến đổi trong xã hộị

Một phần của tài liệu Phát triển Kinh tế của Nhật Bản - Phần 2 ppt (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)