Thập kỷ mất mát và cuộc tranh luận về sự chuyển đổ

Một phần của tài liệu Phát triển Kinh tế của Nhật Bản - Phần 2 ppt (Trang 104 - 106)

M inamatạ Bệnh hen

1. Thập kỷ mất mát và cuộc tranh luận về sự chuyển đổ

về sự chuyển đổi

Cuối những năm 80 (của thế kỷ 20), kinh tế Nhật Bản đã trải qua một thời kỳ được ví như “tài sản bong bóng”. Đến những năm đầu của thập kỷ 90, sự sụp đổ của nền kinh tế bong bóng đó đã làm cho kinh tế Nhật Bản bước vào một thời gian khủng hoảng và thiểu phát kéo dàị Tốc độ tăng trưởng chậm chạp và thậm chí đôi khi có chỉ số âm. Những năm đầu sau chiến tranh, giá cả giảm liên tục. Các chỉ số thống kê kinh tế vẫn rất u ám và hơn thế nữa, cả người tiêu dùng và nhà sản xuất dường như đều rất bi quan. Một số người cho rằng, Nhật Bản vẫn là một quốc gia có thu nhập caọ Nhưng một số người khác lại nhận định rằng, các nguồn lực cho phát triển trong giai đoạn tiếp theo đã được chuẩn bị dưới sự che đậy của suy thoái và tạo cho một số các doanh nghiệp ảo tưởng về hoạt động kinh doanh của họ vẫn rất tốt. Nhưng hơn tất cả, không thể phủ nhận một sự thực kinh tế Nhật Bản trong thập kỷ 90 và những năm đầu của thế kỷ 21 đã không phát triển với tốc độ cao như mong muốn.

Những năm 1990s có thể được coi là “thập kỷ mất mát” của Nhật Bản. Điều này được thể hiện một cách rõ ràng khi mà chủ đề chính của các nhà kinh tế Nhật Bản là tại sao sự suy thoái này vẫn tiếp tục và làm thế nào để chấm dứt tình trạng nàỵ Vấn đề cơ bản đặt ra là có nên có các biện pháp mạnh mẽ tại thời điểm nền kinh tế lâm vào tình trạng bế tắc hay không. Một số người cho rằng, việc cải cách “đau đớn” là đặc biệt cần thiết khi đối mặt với suy thoáị Một số người khác thì phản kháng rằng, những cải cách như thế không nên được thực hiện trong điều kiện nền kinh tế phát triển kém. Nhưng có lẽ, vấn đề quan trọng không phải đơn giản như vậỵ

Chính phủ của Thủ tướng Junichiro Koizumi (2001-2006) đã cố gắng đẩy nhanh việc cải cách, bao gồm cả việc tư hữu hóa các công ty điện thoại, điện báo, tạm dừng việc thi công hệ thống đường cao tốc, cải cách hệ thống hưu trí, chính quyền địa phương và cả hệ thống ngân hàng. Kinh tế phát triển không tốt năm 2001 liên quan tới sự suy giảm của công nghệ thông tin toàn cầu cùng với việc chủ nghĩa khủng bố gia tăng ảnh hưởng

đối kháng tới những sáng kiến của Chính phủ Koizumị Trong năm 2003 và 2004, các chỉ số kinh tế bắt đầu có dấu hiệu phục hồi và tạo đà cho vấn đề cải cách được nhìn nhận lạị Năm 2005, đạo luật về tư nhân hoá bưu điện đã được thông qua bởi Nghị viện sau khi Thủ tướng Koizumi loại bỏ những người chống đối khỏi Đảng trong cuộc vận động chính trị cánh hữu và dường như người dân có xu hướng ủng hộ Koizumi mạnh mẽ hơn.

Sẽ là quá sớm để xác định những cải cách đó tạo nên một mốc lịch sử trong phát triển kinh tế của Nhật Bản hay không. Nhưng người ta có thể đưa ra một câu hỏi khác --- Những cải cách này có đủ hiệu quả để đem lại sức sống mới cho xã hội Nhật Bản hay không? Thủ tướng Koizumi là người đầu tiên tập trung vào việc cải cách hành chính trong nước để giảm nhẹ quy mô của chính phủ. Điều đó dĩ nhiên là quan trọng, nhưng còn các mục tiêu khác của việc nâng cao sức cạnh tranh của khối kinh tế tư nhân trong thời đại toàn cầu hóa? Chính phủ hiện tại dường như mất đi khả năng kiểm soát cũng như tầm nhìn với chính sách kinh tế quốc tế. Các vấn đề quan trọng như xây dựng một mối quan hệ hữu ích với Trung Quốc, tham gia tích cực vào các tổ chức WTO, các hiệp định thương mại song phương (FTAs), đem lại sức sống mới cho mối liên kết với Đông ávà cách thức đối phó với các ngành công nghiệp yếu kém trong nước dưới sức ép cạnh tranh toàn cầụ.. đã không được định hướng đúng. Cách quản lý đó dẫn tới việc điều hành tổ chức của từng cá nhân hành chính chịu trách nhiệm thay vì được dẫn dắt từ trên xuống một cách thống nhất. Một chính phủ gọn nhẹ và hiệu quả hơn là cần thiết, nhưng việc làm trẻ hóa Nhật Bản sẽ không khả thi nếu sự linh hoạt của các ngành công nghiệp và nông nghiệp vẫn còn bị cấm đoán.

Một vấn đề khác là mối quan hệ giữa Thủ tướng với Đảng cầm quyền. Trong khi Thủ tướng Koizumi là người khởi xướng cải cách thì Đảng của ông, Đảng Dân chủ tự do lại dường như rất cổ hủ và có xu hướng chống lại việc cải cách. Điều này có thể lý giải được bởi quyền lực của Đảng Dân chủ tự do phụ thuộc rất nhiều vào việc phân bổ ngân sách cho khu vực ngoại ô nông thôn. Sử dụng thuật ngữ trước chiến tranh, Thủ tướng Koizumi đã cố gắng thực thi các chính sách Đảng Minsei với tư cách là một nhà lãnh đạo của đảng kiểu Seiyukai (xem

chương 9). Nhưng vì Thủ tướng Koizumi là một người lãnh đạo được lòng dân nên các chính trị gia lão thành của Đảng LDP buộc phải “hậu thuẫn” cho ông thắng cử, cho dù họ không đồng tình với các chính sách mà ông đưa rạ Và Thủ tướng Koizumi cùng với Đảng LDP đã tận dụng được lợi thế và ảnh hưởng của sự hợp tác nàỵ Do đó, dường như thông điệp mà cử tri gửi đến cho Chính phủ khi họ ủng hộ đảng LDP về việc họ muốn đẩy nhanh cải cách hay chống lại cải cách là không rõ ràng.

Một phần của tài liệu Phát triển Kinh tế của Nhật Bản - Phần 2 ppt (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)