Thả nổi các đồng ngoại tệ mạnh

Một phần của tài liệu Phát triển Kinh tế của Nhật Bản - Phần 2 ppt (Trang 90 - 92)

M inamatạ Bệnh hen

4. Thả nổi các đồng ngoại tệ mạnh

Hệ thống Bretton Woods (1944-71) là hệ thống tỷ giá tính dựa trên đồng Đô la của Mỹ. Nhờ hệ thống này mà lần đầu tiên giá cả toàn cầu đã được ổn định, tăng trưởng cao và tự do thương mại được duy trì từ những năm 1950 trở đị Nhưng đến giữa những năm 1960 hệ thống này bắt đầu xuất hiện những hạn chế nhất định.

1Trên đồ thị với trục tung là trục biểu diễn giá, trục hoành là trục biểu diễn thu nhập, đường cong cầucó độ dốc đi xuống là tổng hợp của các giao điểm IS-LM, biểu diễn cầu của toàn nền kinh tế. Tương có độ dốc đi xuống là tổng hợp của các giao điểm IS-LM, biểu diễn cầu của toàn nền kinh tế. Tương tự, đường cong cung có độ dốc hướng lên trên được cấu tạo từ phần cung với các yếu tố là sản xuất và thị trường lao động. Điểm cân bằng là giao điểm của hai đường cong nàỵ Biến động về giá dầu, nếu được coi là biến động cung, sẽ làm cho đường cung dịch chuyển lên phía trên về bên tráị Điểm cân bằng cũng sẽ dịch chuyển tương ứng và giá cả tăng lên đồng thời thu nhập giảm xuống.

Khi Hoa Kỳ, với vai trò là nước trung tâm, bắt đầu áp dụng chính sách tài khoá kinh tế vĩ mô nới lỏng thì lạm phát toàn cầu bắt đầu xuất hiện vào cuối những năm 1960. Đồng Đô la bị giảm giá và tương ứng với nó là giá vàng và các đồng tiền của Nhật Bản và Châu Âu tăng giá trên thị trường ngoại hốị Tháng 8 năm 1971, Tổng thống Hoa Kỳ

Richard Nixon cuối cùng đã tuyên bố rằng đồng Đô la Mỹ không còn được đảm bảo bằng vàng nữa, với tuyên bố này, đồng Đô la bắt đầu bị thả nổị Nhưng Ngân hàng Nhật Bản và các ngân hàng trung ương ở các quốc gia Châu Âu khác đã can thiệp mạnh bằng cách mua lại đồng Đô la nhằm tránh cho đồng tiền của nước mình bị tăng giá (tăng giá nội tệ cũng đồng nghĩa với việc giảm cạnh tranh xuất khẩu). Từ năm 1971 tới năm 1973, cả thế giới đều cố gắng cố định lại giá các đồng ngoại tệ mạnh tại một mức tỷ giá mới nhưng tất cả các nỗ lực đều thất bạị Do tác động của đầu cơ, cả thế giới bước vào thời kỳ thả nổi các đồng ngoại tệ mạnh vào đầu năm 1973.

Việc thả nổi các đồng ngoại tệ mạnh hiện vẫn còn được duy trì đến ngày naỵ Chẳng bao lâu sau khi các đồng ngoại tệ mạnh được thả nổi, mọi người mới phát hiện ra rằng việc thả nổi đồng tiền đơn thuần là không ổn định và có thể gây tổn hại đến nền kinh tế quốc giạ Năm 1985, nhóm G5, bao gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, Tây Đức, Pháp và Anh, đã cùng can thiệp để hạ giá đồng Đô la vốn đang ở mức quá cao (Hiệp định Plaza). Vào năm 1987, nhóm G7, bao gồm G5 cộng thêm ývà Canada, lại tiếp tục can thiệp để bình ổn đồng Đô la ở một mức thấp hơn (Hiệp ước Lourve). Kể từ đó, những can thiệp liên kết như vậy đã thường được áp dụng để bình ổn những biến động tiền tệ quá lớn. Trong số các ngân hàng trung ương, Ngân hàng Nhật Bản đặc biệt không thích việc tăng giá đồng Yên và thường phá vỡ những cam kết đa phương trong các hiệp ước đã ký để đẩy giá đồng Đô la lên cao (bằng cách mua Đô la và bán Yên). Hành động này đã làm cho lượng dự trữ ngoại tệ của Nhật Bản nhanh chóng đạt mức cao nhất trên thế giớị Trong khi đó, các nước Châu Âu vẫn tiếp tục duy trì liên minh tiền tệ khu vực kể từ những năm 1970. Và đến năm 1999, một dấu mốc thành công trong lịch sử đã được xác lập khi đồng Euro ra đời và những đồng

Kinh tế Nhật Bản rất dễ bị tổn thương khi có sự biến động tỷ giá giữa đồng Yên và đồng Đô la vì một số lý dọ Thứ nhất, đồng Yên là đồng tiền bị thả nổi một cách đơn độc vì không có khu vực sử dụng đồng Yên ở Châu á- không như ở Châu Âu có khu vực sử dụng đồng Euro và trên thế giới có khu vực sử dụng đồng Đô lạ Thứ hai, phần lớn thương mại của Nhật và gần như tất cả các giao dịch tài chính của Nhật đều được tính bằng đồng Đô lạ Thứ ba, Nhật Bản, với vai trò là một nước cho vay lớn nhất, đã tích luỹ một lượng rất lớn các tài sản bằng đồng Đô la mà không được đề phòng rủi rọ Các tài sản này thường nằm dưới dạng trái phiếu và các hối phiếu chính chủ Hoa Kỳ và khi đồng Đô la giảm giá thì giá trị các tài sản này cũng giảm tương ứng. Thư tư, các ngành sản xuất của Nhật Bản thường cứng nhắc với tỷ giá(mức độ phản ứng của giá cả trong nước với biến động tỷ giá) và các sản phẩm của các ngành này đều chứa hàm lượng giá trị gia tăng nội địa tương đối caọ Khi đồng Yên tăng giá, những khoản chi phí được tính bằng Yên của họ cũng tăng lên với một tỷ lệ tương ứng, dẫn tới giảm khả năng cạnh tranh. Kết quả là, các sản phẩm đầu ra và đầu tư bị ứ trệ, giá cả và tiền lương tăng kéo theo những hạn chế và khó khăn tài chính. Tình hình này gọi là endaka fukyo, có nghĩa là sự suy thoái khi đồng yên tăng giá.

Một phần của tài liệu Phát triển Kinh tế của Nhật Bản - Phần 2 ppt (Trang 90 - 92)