Kết thúc quá trình phấn đấu bắt kịp các nước đi trước

Một phần của tài liệu Phát triển Kinh tế của Nhật Bản - Phần 2 ppt (Trang 84 - 86)

M inamatạ Bệnh hen

1. Kết thúc quá trình phấn đấu bắt kịp các nước đi trước

các nước đi trước

Xét về tình hình trong nước, việc chuyển dần sang giai đoạn tăng trưởng chậm hơn là rất tự nhiên và không tránh khỏi vì nền kinh tế Nhật Bản đã đuổi kịp Hoa Kỳ và các nền kinh tế Châu Âu và đã chín muồị Trong quá trình phấn đấu để theo kịp các nước khác, các nước đang phát triển có thể nhập khẩu (có chọn lựa) công nghệ và các hệ thống sản xuất mới khác đang được sử dụng ở các nước phát triển. Nhưng khi đã trở thành một nước phát triển trên thế giới, thì một quốc gia không cần phải bắt chước theo các nước khác nữa mà có thể tạo ra những phát minh mới để tăng trưởng. Tất nhiên, tự tìm một con đường đi mới bao giờ cũng khó khăn hơn và mất nhiều thời gian hơn là đi theo lối mòn mà những người đi trước khác đã tạo rạ

Tính về GNP trên đầu người (được tính bằng đồng Đô la trên thực tế chứ không phải đồng Đô la ngang giá sức mua – xem thêm bên

dưới), tỷ lệ thu nhập giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ là 1 trên 14 vào năm 1950, là 1 trên 6 vào năm 1960 và 1 trên 2.5 vào năm 1970. Việc giảm dần khoảng cách thu nhập giữa hai quốc gia chính là do Nhật Bản đã tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn Hoa Kỳ rất nhiềụ Sau những năm 1970, sự biến động của tỷ giá hối đoái Yên/Đô la đã ảnh hưởng đến sự so sánh thu nhập. Tỷ lệ thu nhập là 1 trên 1,3 trong năm 1980 và 1 trên 0,93 vào năm 1990 và điều này có nghĩa là thu nhập của Nhật Bản tạm thời còn cao hơn cả Hoa Kỳ trong năm đó. Nhưng vì mức giá cả chung của Nhật Bản là cao hơn mức giá chung ở Hoa Kỳ nên tỷ lệ thu nhập cao hơn không có nghĩa là người Nhật có được mức sinh hoạt cao hơn những người Mỹ vào năm 1990.

Để so sánh được các mức giá cả khác nhau, người ta dùng khái niệm ngang giá sức mua (PPP). Với cùng một số tiền nhưng ở nước có mức giá cả thấp thì có thể mua được rất nhiều hàng hóa nhưng ở các nước có mức giá cả cao lại chỉ mua được một lượng hàng hoá ít hơn. Người tiêu dùng ở Trung Quốc, nơi có giá cả thấp, có thể được hưởng một mức sống cao hơn người tiêu dùng ở Nhật Bản, nơi có giá cả cao, nếu họ có cùng một mức thu nhập được quy đổi ra một đơn vị tiền tệ chung. Thu nhập thực tế của người tiêu dùng Nhật Bản vì thế sẽ giảm đi vì giá cả ở Nhật Bản cao hơn giá cả ở Trung Quốc. Do vậy cần phải tính toán lại mức thu nhập để có thể so sánh được mức sống ở các nước khác nhaụ Tính theo tiêu chí PPP, thu nhập bình quân đầu người của Nhật Bản vượt qua mức thu nhập bình quân đầu người của ýnăm 1966 và vượt qua mức thu nhập bình quân đầu người ở Anh vào khoảng năm 1975. Thu nhập bình quân đầu người ở Nhật Bản chưa vượt được mức thu nhập bình quân đầu người ở Hoa Kỳ, Tây Đức và Pháp nhưng cũng gần bằng mức thu nhập bình quân đầu người ở các nước này vào giữa thập kỷ 1970. Do đó, có thể nói rằng Nhật Bản chắc chắn đã nằm trong nhóm những nước có thu nhập cao vào thời điểm trước thập kỷ 1970.

Còn có một cách khác để so sánh mức thu nhập đó là tính sức mua của người tiêu dùng. Trong năm 1966, tính trung bình sẽ phải mất 10,7 tháng lương để có thể mua được một chiếc xe ô tô mới (như chiếc xe Toyota Corrola), nhưng trong năm 1974 các công nhân Nhật Bản lại

chỉ mất 4,0 tháng lương để mua được một chiếc ô tô. Năm 1991 thì họ chỉ phải mất 2,4 tháng lương là đã mua được một chiếc xe mớị Đến giữa thập kỷ 1970, trên thực tế trong các hộ gia đình ở Nhật Bản đã có máy giặt, tủ lạnh, máy hút bụi, điện thoại và TV màu (ô tô và máy điều hoà không có nhiều trong các hộ gia đình vì một số hộ cho rằng trong gia đình không cần thiết phải có những thứ đó).

Một phần của tài liệu Phát triển Kinh tế của Nhật Bản - Phần 2 ppt (Trang 84 - 86)