Chính sách tài khoá nới lỏng và thắt chặt rồi lại nới lỏng

Một phần của tài liệu Phát triển Kinh tế của Nhật Bản - Phần 2 ppt (Trang 98 - 100)

M inamatạ Bệnh hen

7. Chính sách tài khoá nới lỏng và thắt chặt rồi lại nới lỏng

chặt rồi lại nới lỏng

Trong thời kỳ tăng trưởng cao vào những năm 1950 và 1960, ngân sách chính phủ trung ương nhìn chung rất dồi dàọ Ngân sách luôn thặng dư và cho đến tận năm 1965 chính phủ vẫn không phải phát hành trái phiếụ Nhưng đến giữa và cuối những năm 1970, chính sách tài khoá nới lỏng nhằm kích thích nền kinh tế phát triển đã được áp dụng và chính phủ đã phát hành các trái phiếu chính phủ mới để có thêm ngân sách thực hiện chính sách nàỵ Ban đầu các trái phiếu này được phát hành với

kỳ hạn 10 năm nhưng sau đó thì các trái phiếu với kỳ hạn ngắn hơn cũng được phát hành. Nợ công chúng nhanh chóng tăng caọ

Vào những năm 1980, Bộ Tài chính Nhật Bản bắt đầu chủ động áp dụng chính sách tài khoá thắt chặt. Hai mục tiêu chính là thắt chặt ngân sách và giảm các khoản chi tiêu lớn. Những cải cách về tài chính và hành chính cũng đã được đề xuất và một phần đã được áp dụng. Uỷ

ban cải tổ hành chính theo vụ việc lần thứ hai (Dai Ni Rincho, 1981-83), một cơ quan tư vấn chính thức đứng đầu là cựu chủ tịch Keidanren, Toshio Doko, đã đưa ra gợi ý về việc cắt giảm chi tiêu mà không tăng thuế cho chính sách tài khoá thắt chặt. Toshio Doko còn gợi ý rằng chính phủ nên đóng góp cho quốc tế nhiều hơn thông qua việc tăng các khoản

ODA và chi tiêu quân sự, giảm chi phí chăm sóc y tế, và đưa ra các khuyến khích cho khu vực tư nhân. Bản thân ông Doko cũng là một người sống rất kỷ luật và khiêm tốn. Ông chỉ ăn một con cá rán nhỏ vào bữa sáng, và ông là một tấm gương cho cả chính phủ noi theọ

Sau đó, bản báo cáo Maekawa (1986-87) đã được Nhóm tư vấn về Điều chỉnh cơ cấu kinh tế để hài hoà quốc tế, một nhóm tư vấn của thủ tướng Nakasone, đứng đầu là cựu thống đốc Ngân hàng Nhật Bản Haruo Maekawa, soạn thảọ Bản báo cáo này gợi ý rằng chính phủ nên áp dụng chính sách tài khoá nới lỏng và các chính sách tiền tệ để thúc đẩy cầu nội địa, giảm các quy định về kinh tế và giảm thặng dự thương mại để tránh xung đột với Hoa Kỳ. Chính sách lãi suất thấp mà ông Haruo Maekawa đề xuất sau đó đã bị chỉ trích vì đã tạo ra bong bóng tài sản. Ngoài ra, giáo sư Ryutaro Komiya đặc biệt lên tiếng chỉ trích và phản đối gợi ý của ông Maekawa về việc nên giảm thặng dư thương mại, ông cho rằng thặng dư là một hiện tượng kinh tế vĩ mô nên để thị trường tự điều chỉnh (xem phần bên dưới).

Nhờ có những nỗ lực của Bộ Tài chính và bong bóng tài sản cuối những năm 1980, cân bằng tài chính đã từng bước được cải thiện. Tuy nhiên, khi bong bóng tài sản bị vỡ năm 1990-91, nền kinh tế Nhật Bản đã lâm vào suy thoái dài hạn. Hàng loạt những biện pháp kích thích tài chính đã được áp dụng với quy mô can thiệp ngày một lớn hơn vào những năm 1990 và các khoản nợ công chúng lại bắt đầu ngày càng tăng thêm.

Một phần của tài liệu Phát triển Kinh tế của Nhật Bản - Phần 2 ppt (Trang 98 - 100)