Giáo sư Komiya và xung đột thương mại Nhật Bả n Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu Phát triển Kinh tế của Nhật Bản - Phần 2 ppt (Trang 100 - 103)

M inamatạ Bệnh hen

Giáo sư Komiya và xung đột thương mại Nhật Bả n Hoa Kỳ

Hoa Kỳ

Giáo sư Ryutaro Komiya (1928-) là một trong những nhà kinh tế kiệt xuất ở Nhật Bản. Sau khi tốt nghiệp đại học Tokyo, ông đã làm nghiên cứu ở đại học Havard, đại học Stanford, đại học Aoyama Gakuin và một số đại học khác. Ông là giáo sư và là trưởng khoa Khoa kinh tế học của Đại học Tokyọ Ông cũng là chủ tịch Viện nghiên cứu Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp của MITI (RIETI).

Lĩnh vực nghiên cứu chính của Giáo sư Komiya là kinh tế quốc tế. Ngoài những công trình nghiên cứu về lý thuyết, ông còn viết rất nhiều sách phê bình các chính sách của Ngân hàng Nhật Bản và các chính sách của chính phủ Nhật Bản và Hoa Kỳ. Trong một cuốn sách xuất bản năm 1994 của mình, cuốn Kinh tế học của Thặng dư và Thâm hụt thương mại(Economics of Trade

Surplus and Deficit), ông đã gạt bỏ hoàn toàn ý tưởng cho rằng thặng dư

thương mại Nhật Bản là do bản chất của thị trường Nhật Bản. Ông lập luận rằng khoảng cách thương mại về cơ bản là một hiện tượng kinh tế vĩ mô của cán cân tiết kiệm đầu tư. Ông khẳng định rằng, trừ khi Hoa Kỳ áp dụng các chính sách cần thiết trong nước để tăng tỷ lệ tiết kiệm trong nước, nếu không những đàm phán thương mại hay những vận động về tỷ giá cũng không thể “tái giải quyết” được vấn đề khoảng cách thương mạị Ông cũng chỉ trích bản báo cáo Maekawa là đã định hướng saị Quan điểm này rất gần với giả thuyết của cuốn Hội chứng Đồng Yên cao giá hơn của Mckinnon và Ohno (1997) được trình bày trong phần dưới đâỵ

Dưới đây là một số đoạn lược trích từ cuốn sách của ông:

Hãy cho phép tôi giải thích lý do tôi viết cuốn sách nàỵ Quan điểm hiện nay của tôi về cơ bản là như saụ Sau hơn một thập kỷ kể từ khoảng năm 1983, thặng dư thương mại trong cán cân thương mại của Nhật Bản và thặng dư thương mại của Hoa Kỳ - hay thặng dư thương mại của Nhật Bản với Hoa Kỳ - đã gây nên những xung đột về kinh tế giữa hai nước. Nhằm chống lại thặng dư thương mại

của Nhật Bản, Hoa Kỳ đã kiên quyết yêu cầu chúng ta phải giảm thặng dư và mở cửa thị trường Nhật Bản.

Trước tiên, với tôi, những yêu cầu về giảm thặng dư thương mại và mở cửa thị trường của chúng ta – hay nói chính xác hơn là những ẩn ý đằng sau những yêu cầu này – dường như quá phi lô gíc và vô lý. Phản ứng của Nhật Bản với Hoa Kỳ

trong cái gọi là Bản báo cáo Maekawa trong năm 1986 là rất không hợp lý. Thứ hai, đứng trên quan điểm kinh tế học, cuộc tranh luận về sự mất cân bằng trong cán cân thương mại song phương đã ẩn chứa quá nhiều yếu tố sai lệch. Cuộc tranh luận này đã đưa ra những nguyên tắc ngớ ngẩn và ngây thơ. Và tôi tin rằng mình có nhiệm vụ với tư cách là một nhà kinh tế phải chỉnh sửa những sai lầm nàỵ

Thứ ba, bản thân tôi luôn tự coi mình là một người theo chủ nghĩa quốc tế chứ không phải một người theo chủ nghĩa dân tộc, và tôi tự hào về điều đó. Nhưng tôi không thể chịu được khi cộng đồng quốc tế cứ chỉ trích Nhật Bản một cách thái quá dựa vào những hiểu lầm, thành kiến và những ác ý. Tôi muốn bác bỏ những lời chỉ trích như vậy và làm rõ những điều hiểu lầm. (tr.3-4)

Gần đây, lại xuất hiện ý kiến cho rằng đồng Yên tăng giá có thể làm giảm thặng dư thương mại của Nhật Bản. Nhưng ý kiến như vậy là sai lầm một cách cơ bản. Nếu đồng Yên tăng giá, thì tỷ giá hối đoái chỉ có thể điều chỉnh phần tuần hoàn của thặng dư thương mạị Trong hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi, tỷ giá hối đoái

(thực sự) mang tính nội sinh [được quyết định bởi sự tác động của nhiều biến số]

mà không thể điều chỉnh theo ý muốn nhất thời của cá nhân được.

Nói chung, tác động của tỷ giá hối đoái thực tế (nói cách khác là những yếu tố thương mại) đến tiết kiệm và đầu tư là rất mơ hồ... Theo như những tính toán phỏng tính ban đầu, tôi tạm coi những yếu tố thương mại không có quan hệ trực tiếp tác động đến những xu hướng S[tiết kiệm] và I[đầu tư] trong mỗi nền kinh tế... Những nghiên cứu về lý thuyết và mang tính chất kinh nghiệm về tiết kiệm vẫn chưa xem xét đến tác động của những thay đổi trong các giá cả liên quan hay những yếu tố thương mại đến xu hướng tiết kiệm, vì về mặt lý thuyết thì những yêu cầu như vậy là rất xa vờị (tr. 180-181)

Một phần của tài liệu Phát triển Kinh tế của Nhật Bản - Phần 2 ppt (Trang 100 - 103)