M inamatạ Bệnh hen
2003, và một số nguồn khácHình 12-1 Tỷ lệ sức mua của hộ gia đình
Hình 12-1 Tỷ lệ sức mua của hộ gia đình
Tivi đen trắng Máy giặt Tivi màu Ôtô Tủ lạnh
Điều hoà nhiệt độ
19 55 19 6 0 19 65 19 70 19 7 5 19 8 0 19 85 19 90 19 9 5 20 00 100 80 60 40 20 0
10%. Sau đó giá dầu tiếp tục tăng lên 30 Đô la một thùng vào những năm 1979-80. Nguyên nhân cả hai lần tăng giá này đều có liên quan đến tình hình chính trị và quân sự ở Trung Đông. Lần tăng giá đầu tiên là kết quả của cuộc chiến Trung Đông lần thứ tư và lần tăng giá dầu thứ hai là phản ứng đối với cuộc cách mạng của Iran.
Các nước OECD phải phụ thuộc chủ yếu vào lượng dầu lửa nhập khẩu với tỷ lệ dầu nhập khẩu lên đến 67% lượng dầu lửa tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên sự phụ thuộc vào dầu lửa nhập khẩu của Nhật Bản còn cao hơn mức đó, lên đến 99,7%. ởNhật Bản, đợt tăng giá dầu lửa đầu tiên làm cho giá bán buôn và giá cả tiêu dùng bán lẻ đều tăng lên đột biến chính là do tác động của dầu lửạ Trong đó thì mức giá bán buôn tăng nhanh hơn. Người dân Nhật trở nên hoảng loạn và cố gắng tích trữ càng nhiều nhu yếu phẩm như giấy vệ sinh, xà phòng, dầu lửa càng tốt.
Mặc dù cung vẫn đủ cho cầu nhưng có quá nhiều người đổ xô đi mua hàng về tích trữ nên các quầy hàng trong siêu thị đều trống rỗng. Nhìn thấy các quầy hàng trống này, người dân lại càng hoảng loạn hơn. Sự thiếu hụt hàng hoá lan dần từ các mặt hàng tiêu dùng sang đầu vào cho các ngành công nghiệp. Các thương nhân cũng đầu cơ tích trữ hàng hoá nên càng làm cho giá cả tăng caọ Tình hình này được gọi là kyoran bukka(loạn giá cả). Vào năm 1974, lần đầu tiên trong thời kỳ hậu chiến, Nhật Bản có mức tăng trưởng âm (-0,8%). “Tình trạng lạm phát đình đốn” là thuật ngữ mà các nhà kinh tế đã dùng để miêu tả sự diễn ra liên tục của suy thoái và lạm phát caọ
Tuy nhiên, xem xét cụ thể hơn chúng ta thấy lượng cung tiền cũng tăng khá nhanh và lạm phát đã tăng từ đầu những năm 1970, trước cả khi giá dầu lửa tăng lần thứ nhất. Đó là do có sự can thiệp về tỷ giá hối đoái của Ngân hàng Nhật Bản để hỗ trợ cho đồng Đô la (mua các tài sản bằng tiền Đô la trên thị trường bằng các tài sản bằng đồng Yên). Việc chấp nhận các tài sản bằng đồng Yên của khu vực tư nhân đã có tác động làm tăng lượng cung tiền Nhật Bản. Hơn nữa, chính sách tài khoá mở rộng cũng đã góp phần làm tăng tỷ lệ lạm phát vào đầu những năm 1970. Lạm phát tăng là do “Kế hoạch tái xây dựng lại quần đảo Nhật Bản” của thủ tướng Kakuei Tanaka được công bố vào năm 1972,
kế hoạch được coi là một khoản đầu tư công cộng khổng lồ nhằm xây dựng các đường cao tốc và đường xe lửa cao tốc Shinkansen nối liền các khu vực nông thôn và thành thị. Chính sách tài khoá nới lỏng này đã dẫn đến sự bùng nổ kinh tế và đầu tư đất đai dọc theo các tuyến đường dọc theo các dự án xây dựng giao thông quy mô lớn.
Tuy nhiên đứng trước tình hình giá cả tăng đột biến và sự biến động dầu lửa lần thứ nhất, “Kế hoạch Tái xây dựng” của Tanaka đã phải dẹp bỏ. Chính sách tiền tệ dần chuyển sang chính sách tài khoá thắt chặt. Ngân hàng Nhật Bản đã bị chỉ trích nặng nề vì đã gây ra tình trạng lạm phát cao, và để phản ứng lại với những lời chỉ trích này, Ngân hàng Nhật Bản đã kiểm soát lưu thông tiền tệ một cách chặt chẽ hơn. Ngân hàng Nhật Bản tiếp tục bắt đầu hướng tới mục tiêu tăng trưởng tiền tệ để tránh lạm phát giống như trường phái kiểm soát lưu thông tiền tệ trong kinh tế vĩ mô đã đề cập đến.
Nằm trong kế hoạch cải tổ cơ cấu, chính phủ đã cố gắng để giảm lượng tiêu dùng và khuyến khích “hợp lý hoá” (ví dụ giảm quy mô và đóng cửa) các ngành sử dụng nhiều năng lượng, bao gồm cả ngành sản xuất nhôm và giấỵ Một chiến dịch quốc gia đã được phát động để tắt tất Nguồn: Ngân hàng Nhật Bản, Sổ tay Thống kê Kinh tế và Tài chính;
và Bộ Quản lý Công, Chỉ số Giá cả Tiêu dùng, nhiều kỳ. Hình 12-2 Cung tiền và lạm phát Giá tiêu dùng Giá bán buôn Cung tiền (M2+CD) 35 30 25 20 15 10 5 0 -5 -10 65 70 75 80 85 90 95 00
cả các ngọn đèn không cần thiết, hạ nhiệt độ trong phòng xuống thấp hơn trong mùa đông và để nhiệt độ cao hơn trong mùa hè, không khuyến khích sử dụng biển hiệu thương mại gắn đèn neon. Tuy nhiên, để tiết kiệm được một lượng năng lượng đủ cần thiết thì cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng một cách toàn diện, chứ không chỉ đơn thuần là tắt bớt đèn không sử dụng. Để làm được điều đó đòi hỏi phải có thời gian vì cần có công nghệ mới và cần có đầu tư về vốn. Về vấn đề này, những nỗ lực của Nhật Bản để tiết kiệm năng lượng trong các hoạt động kinh tế hoá ra lại thành công rực rỡ trong dài hạn. Trước những năm đầu thập kỷ 1980, Nhật Bản đã trở thành nước sử dụng năng lượng hiệu quả nhất trong số các nước công nghiệp. Các công ty ô tô Nhật Bản cũng đã thành công trong việc sản xuất hàng loạt xe ô tô tiết kiệm nhiên liệu, và xuất khẩu một lượng xe không nhỏ sang các thị trường nước ngoài, đặc biệt là sang Hoa Kỳ(xem thêm câu chuyện về Soichiro Honda ở chương 11).
So với sự biến động về giá dầu lửa năm 1973-74, sự biến động giá dầu lửa lần thứ hai năm 1979-80 có ảnh hưởng ít hơn đối với nền kinh tế Nhật Bản. Lạm phát tăng nhưng không nhiều và nền kinh tế vẫn tiếp tục tăng trưởng.