Zaibatsu là một nhóm các công ty lớn hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực thuộc quyền sở hữu và do một công ty chủ chốt nắm giữ, công ty này thường nằm dưới tầm ảnh hưởng của một gia đình.

Một phần của tài liệu Phát triển Kinh tế của Nhật Bản - Phần 2 ppt (Trang 51 - 53)

do một công ty chủ chốt nắm giữ, công ty này thường nằm dưới tầm ảnh hưởng của một gia đình.

Keiretsucũng là một liên kết giữa các công ty nhưng lỏng lẻo hơn và không có công ty nắm giữ chủ chốt. Mỗi công ty thành viên liên kết với công ty khác thông qua hợp tác tài chính và kỹ thuật, nắm giữ cổ phần của nhau, trao đổi nhân sự và các hoạt động khác. Cấu trúc hợp đồng phụ hình tháp trong ngành ô tô và xe máy cũng được coi là hệ thống công tykeiretsu.

• Chấm dứt chiến tranh và không duy trì các lực lượng quân sự (Điều 9). Đảm bảo những quyền con người cơ bản.

Tách riêng biệt quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Điều 9 là một điều khoản đặc biệt duy nhất chỉ Nhật Bản mới có và điều này cũng đã gây ra rất nhiều tranh cãi gay gắt từ trước đến naỵ Nguyên văn Điều 9 được ghi như sau:

Hướng tới một nền hoà bình quốc tế dựa trên luật pháp và mệnh lệnh, người dân Nhật Bản sẽ mãi mãi từ bỏ chiến tranh, không dùng chiến tranh để làm phương tiện để khẳng định chủ quyền của mình và không dùng chiến tranh để đe doạ và giải quyết các tranh chấp quốc tế.

Để đạt được mục đích được nêu trong đoạn văn nói trên, các lực lượng trên bộ, trên biển và trên không cũng như các lực lượng quân sự khác sẽ không được duy trì nữạ Quyền giao tranh sẽ không được công nhận.

Mặc dù rõ ràng Hiến pháp đã cấm việc duy trì các lực lượng quân sự, nhưng trên thực tế Nhật Bản hiện nay vẫn có Lực lượng Phòng vệ. Những người theo đường lối cứng rắn muốn sửa Điều 9 trong Hiến pháp sao cho Nhật Bản có thể vẫn có được một lực lượng quân sự đầy đủ mà không cần phải dịch lệch đi nội dung của Hiến pháp. Những người khác lại muốn giữ nguyên Điều 9 và dẹp bỏ Lực lượng Phòng vệ.

Nhưng vào khoảng năm 1947, chính sách xâm chiếm của Hoa Kỳ đã chuyển hướng rõ rệt khi chiến tranh lạnh bắt đầụ Lúc đó Hoa Kỳ

lại muốn củng cố lại Nhật Bản biến Nhật Bản thành một nước đồng minh tư bản và chống lại các nước cộng sản. Ngoài ra những khoản viện trợ kinh tế cho Nhật Bản đã trở thành một gánh nặng quá sức đối với những người dân phải đóng thuế của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ khi đó đã khuyến khích Nhật Bản tiến hành quân sự hoá và phục hồi nền kinh tế, bao gồm cả việc phục hồi các ngành công nghiệp nặng. Các phong trào xã hội chủ nghĩa và phong trào lao động đều không được khuyến khích.

Ngoài ra trong nội bộ chính phủ Hoa Kỳ cũng vẫn còn có những khoảng cách chính sách. Washington yêu cầu thị trường tự do và ổn định kinh tế vĩ mô bằng cách gây ra một cú sốc càng sớm càng tốt nhưng Đại tướng MacArthur và SCAP của ông ta ở Tokyo, những người được mệnh

danh là “Những người giải quyết tình hình mới” — đây là một nhóm người ủng hộ những can thiệp chính thức vào thời điểm Cuộc Đại suy thoái những năm 1930 — lại muốn áp dụng phương pháp tiệm tiến trong đó Nhà nước cũng có vai trò thích hợp.

7. Chính sách bình ổn Dodge năm 1949Những tranh cãi về chính sách trong nội bộ chính phủ Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu Phát triển Kinh tế của Nhật Bản - Phần 2 ppt (Trang 51 - 53)