Thuyết cơ cấu hoàng đế xem nhà nước như một thực thể pháp lý có quyền lực cai trị đất nước trong đó hoàng đế nắm giữ vị trí cao nhất Đây là lý thuyết chuẩn của hiến pháp Meijị Quyền lực của

Một phần của tài liệu Phát triển Kinh tế của Nhật Bản - Phần 2 ppt (Trang 26 - 28)

hoàng đế sẽ bắt nguồn từ và nằm trong khuôn khổ của thể chế, điều này sẽ phù hợp với tinh thần hiến pháp hoàng gia cũng như ý định của Hirobumi Ito, tác giả chính của Hiến pháp Meijị Tuy nhiên, học thuyết này cũng gây nhiều bất bình với những người yêu nước, những người vốn coi hoàng đế là thiên tử, là không chịu sự ràng buộc hạn chế nào của Hiến pháp.

một đều nhất mực chống lại quân độị Tuy nhiên cả đảng Seiyukai và đảng

Minsei đều đã rất mất uy tín trong con mắt của dân chúng vì dân chúng cho rằng cả hai đảng đều dính dáng vào tham nhũng và thiếu tính cạnh tranh. Đối với nông dân và công nhân, những người luôn chống lại cơ chế thị trường và luôn yêu cầu chính phủ phải kiểm soát kinh tế và các chính sách ủng hộ người nghèo và người lao động, thì cả hai đảng đều chỉ là bourgeois

(ủng hộ tư bản kinh doanh) và do đó đều đáng bị chỉ trích. Chính vì vậy mà quần chúng và những đảng ủng hộ giai cấp vô sản bắt đầu dần cảm thấy thông cảm hơn với quân độị Họ trước đây không ủng hộ việc xâm chiếm các nước khác, những họ lại thích chương trình cải tổ chống lại tư bản của các nhóm phát xít.

Sau khi chiến tranh Nhật Bản – Trung Quốc nổ ra, các đảng phái chính trị bị thu hẹp rồi dần dần bị giải tán, quân đội nắm toàn bộ quyền kiểm soát Nhật Bản, và cả nước được vận động tham gia vào chiến tranh.

Khi nào Nhật Bản thực sự vượt qua ngưỡng không thể dừng cuộc chiến lại được? Theo ý kiến chủ quan của tác giả, có lẽ đó là vào năm 1931 khi Nhật Bản xâm chiếm vùng Machuriạ Với hành động này, nền dân chủ Shidehara đã bị lên án và những ảnh hưởng quân sự đã bắt đầu gia tăng. Việc lập nên một chính quyền bù nhìn ở Trung Quốc nhằm phục vụ những lợi ích của Nhật Bản đã hoàn toàn đi ngược lại với chính sách “mở cửa và các cơ hội công bằng”, một trong những thoả thuận quan trọng nhất giữa các nước lớn về vấn đề Trung Quốc trong những năm 1920. Sau cuộc xâm chiếm này, Nhật Bản đã bị cô lập trên thế giớị Các chính phủ đảng quá yếu để có thể chống lại xu thế nàỵ Một số bè

cánh chính trị của đảng Seiyukai và đảng Minsei đã có rất nhiều lần cố gắng hợp lực để chống lại chủ nghĩa quân phiệt, nhưng những nỗ lực của

ã Chiến tranh Nhật Bản - Trung Quốc— vào ngày 7 tháng 7, quân đội Nhật Bản và Trung Quốc đã đụng độ giao tranh tại cầu Marco Polo gần Bắc Kinh (Bắc Bình). Cuộc xô xát này tuy nhỏ nhưng nội các Konoe ở Tokyo đã quyết định cho thêm quân đến Trung Quốc. Và thế là một cuộc chiến trên toàn diện với Trung Quốc đã bắt đầu và kéo dài cho tới năm 1945. 1937

họ đều không thành công. Do có cuộc bạo động Machuria nên giai đoạn 1931-1945 đôi khi còn được gọi là giai đoạn “chiến tranh 15 năm”. Tuy nhiên, đối với những người dân Nhật Bản thì những ấn tượng về chiến tranh phải mãi đến năm 1937 khi chiến tranh Nhật Bản – Trung Quốc bắt đầu thì mới thực sự rõ nét.

Một số người nói rằng người dân và Quốc hội Nhật Bản trong giai đoạn này đều bị bịt mắt che tai, họ đã bị bưng bít những thông tin cần thiết và bị hạn chế quyền chỉ trích quân độị Tuy nhiên, đến năm 1937 thì những nhận định trên mới thực sự đúng với thực tế. Trên các phương tiện thông tin đại chúng, có rất nhiều bài viết chỉ trích quân đội và những cuộc xâm chiếm các nước khác mà quân đội tiến hành, đồng thời họ cũng kêu gọi việc thành lập nên một mặt trận chống chủ nghĩa phát xít. Trong Quốc hội, nhiều diễn giả đã khiêu khích và chỉ trích những tướng lĩnh chỉ huy trong quân độị Đảng xã hội quần chúng, đại diện cho tiếng nói của nông dân và công nhân, liên tục giành được thêm nhiều ghế trong Quốc hội qua các lần bầu cử. Tuy nhiên, tình hình hoàn toàn thay đổi sau cuộc tấn công giao tranh trên cầu Marco Polọ Ngay khi cuộc chiến tranh toàn diện bắt đầu, tất cả những nỗ lực đấu tranh đòi dân chủ đều trở về con số không và tất cả đều phải sắp xếp lại để phục vụ cho chiến tranh.

Một phần của tài liệu Phát triển Kinh tế của Nhật Bản - Phần 2 ppt (Trang 26 - 28)