Nhật Bản gia nhập vào Liên Hợp Quốc (UN)

Một phần của tài liệu Phát triển Kinh tế của Nhật Bản - Phần 2 ppt (Trang 75 - 77)

1964

Nhật Bản gia nhập OECD; Chấp thuận Điều khoản thứ 8 của IMF (Không ấn định tỷ giá đối với tài khoản vãng lai); Tổ chức thế vận hội Tokyo (thúc đẩy tăng trưởng và khơi gợi tự hào dân tộc)

Cuối những

cuối những năm 1950, tất cả người tiêu dùng đều muốn mua máy giặt, tủ lạnh và tivi màu hoặc đen trắng (những sản phẩm này được gọi là “ba phương sách thần thánh”). Vào những năm 1960, tivi màu, ô tô, máy điều hòa không khí hấp dẫn mọi chú ý của khách hàng (chúng được gọi là “3 C’s”). Do quy mô thị trường và sản xuất được mở rộng nên chi phí và giá giảm xuống và điều này đã tăng cầụ Hệ thống sản xuất hàng loạt đã sinh ra tầng lớp trung lưu cổ cồn, những người đã mua các sản phẩm nàỵ Sự tác động qua lại này kéo dài đến những năm đầu thập kỷ 1970.

Trước thời kỷ nguyên tăng trưởng cao lối sống của người Nhật Bản

(văn hóa ăn, mặc, ở) hầu như không thay đổị Trước thế chiến thế giới thứ II

hầu hết người Nhật Bản ăn đồ Nhật (gạo, súp đậu, dưa muối, cá, đậu Nhật Bản, rượu sake…), mặc kimono, đi guốc Nhật (geta và zori) và sống trong những ngôi nhà gỗ với cửa trượt bằng giấỵ Người dân ngủ trên chiếu tatami với đệm futon. Nhưng tất cả phong cách này đã thay đổi một cách căn bản vào những năm 1960. Bánh mỳ, café và đồ ăn tây trở nên phổ biến. Rất ít người mặc kimono (ngoại trừ trong năm mới hoặc các trường hợp đặc biệt). Các căn hộ xây bằng bê tông kiên cố với mành và rèm trở nên phổ biến. Quá trình đô thị hóa bắt đầụ Các đại gia đình dần được thay thế bằng các gia đình hạt nhân. Chủ nghĩa cá nhân bắt đầu thay thế cho chủ nghĩa tập thể. Trong tất cả các giai đoạn của lịch sử Nhật Bản kỷ nguyên tăng cao đã khiến cho phong cách sống của người Nhật thay đổi nhiều nhất.

Sự dư thừa lao động tồn tại và tiền lương tạo nên sức ép trong nền kinh tế Nhật Bản trong thời gian dàị Nhưng tăng trưởng cao đã làm thay đổi căn bản tình trạng nàỵ Những năm 1960 dư thừa lao động chuyển sang thiếu hụt. Nhật Bản cuối cùng đã đạt đến điểm ngoặt trong mô hình hai khu vực của Lewis5. Các xe lửa đặc biệt được chuẩn bị để vận chuyển những người mới tốt nghiệp phổ thông và trung học từ nông thôn ra thành thị để làm công nhân. Vì nguồn cung lao động khan hiếm nên những lao động trẻ này được coi là “trứng vàng” cho các ngành công nghiệp có nhu cầu thuê mướn caọ Trong thời kỳ tăng trưởng cao, công nghiệp hóa quá nhanh đã làm cho môi trường bị hủy hoại nghiêm trọng. Chất lượng nước và không khí ô nhiễm trầm trọng. Những hành động của người dân thường gia tăng để chống lại sự thiếu tinh thần trách nhiệm của khu vực thương mại và các

quan chức, sự chống đối này đã đạt đến đỉnh điểm thông qua bốn vụ kiện về chôn lấp rác thải độc hại (xem Bảng 11-2).

Trong lĩnh vực chính trị hai đảng bảo thủ hợp nhất để trở thành Đảng Tự Do (LDP) vào năm 1995 và chiếm ưu thế trên chính trường Nhật Bản từ đó. Đảng LDP mất ghế thủ tướng vào thời kỳ 1993-1996, nhưng sau đó đã giành lại được. Tình hình chính trị với đảng LDP bảo thủ và đầy quyền lực, trong khi các đảng đối lập lại yếu được gọi là “Chế độ 1995”. Trong nhiều trường hợp Đảng LDP giống Đảng Seiyukai trong thời kỳ trước chiến tranh. Sự hỗ trợ đối với Đảng này chủ yếu là khu vực nông thôn. Đảng LDP

cung cấp ngân sách cho đầu tư vào nông thôn và hỗ trợ nông nghiệp. Từ khi Thủ tướng Kakuei Tanaka lên cầm quyền (giai đoạn 1972 -1974) phong cách lãnh đạo của Đảng LDP được đặc trưng bởi chính sách đầu tư vào nông thôn để giành được phiếu bầụ Chính sách này vẫn còn được duy trì đến ngày naỵ Một số nhà chính trị của LDP muốn tiếp tục xây dựng các tuyến tầu Shinkasen và đường cao tốc bất chấp khủng hoảng ngân sách trầm trọng.

Nếu thời kỳ trước chiến tranh được đặc trưng bởi sự thay đổi về quyền lực và khủng hoảng chính trị, cơ cấu chính trị sau chiến tranh nói chung và Chế độ năm 1955 nói riêng rất ổn định (Banno, 1924). Một phần là do sự ghê gớm của các đảng đối lập với năng lực điều khiển chính phủ như Đảng Minsei trước chiến tranh. Trong điều kiện thiếu vắng sự cạnh tranh chính trị, Đảng LDP đại diện cho an ninh quốc gia duy trì mối quan hệ tốt với Hoa Kỳ và đảm bảo an ninh bởi quân đội Hoa Kỳ, tập trung nỗ lực chính trị vào các vấn đề kinh tế - xã hội như tăng trưởng kinh tế, thỏa thuận thương mại, bảo vệ môi trường và an sinh xã hộị Thể chế chính trị này không cho phép những cuộc tranh luận lớn và ít thay đổi quyền lực. Những sự kiện chính trị gần đây chứng tỏ rằng thế kỷ XXI Nhật Bản có thể dần dần chuyển sang hệ thống hai đảng, nhưng vẫn chưa hoàn toàn thực hiện được.

Một phần của tài liệu Phát triển Kinh tế của Nhật Bản - Phần 2 ppt (Trang 75 - 77)