Năm 1946, lạm phát đạt đến mức cao nhất, sau đó lạm phát tiếp tục giữ ở mức ba con số cho tới năm 1949. Nguyên nhân chính là do việc cho phát hành tiền giấy để bù đắp thâm hụt tài chính. Thâm hụt tài chính xảy ra là do hai chính sách sau:
• Trợ cấp- các khoản trợ cấp đều chủ yếu tập trung dành cho các sản phẩm đầu vào trung gian như than đá, thép, đồng và phân bón nhưng một số trợ cấp lại dành cho các hàng hoá tiêu dùng, đặc biệt
ã Nguyên nhân cơ bản của quá trình tái sản xuất quy mô luỹ thoái là tình hình sản xuất than trong nước kém cỏi và thiếu hụt nguyên liệu nhập khẩu (tr.63/66)
ã Trong nền kinh tế tư bản cạnh tranh nhiều ngành công nghiệp của Nhật sẽ bị các ngành công nghiệp khổng lồ hiện đại phương Tây nhấn chìm và cơ cấu công nghiệp Nhật Bản sẽ bị biến dạng. Do vậy cần áp dụng các chính sách quốc gia cho phép nắm giữ một vài ngành công nghiệp cơ bản (tr.81/85)
ã Viễn cảnh quốc gia sẽ không phải là cuộc sống hưởng thụ mà là người dân có mức sống tối thiểu, tiêu dùng hạn chế, tăng cường tiết kiệm - do vậy sẽ góp phần cho việc phục hồi tiềm lực kinh tế tiến đến tự chủ không phụ thuộc vào trợ giúp nước ngoài cho mục đích tiêu dùng (tr.85/88)
ã Chương trình tổng thể tái thiết nền kinh tế sẽ được thiết kế nhằm đưa nền kinh tế Nhật Bản ra khỏi tình trạng yếu kém hôm naỵ Không được phép lãng phí bất cứ nguồn lực kinh tế nào nhằm tập trung mọi nguồn lực cho việc tái sản xuất theo quy mô mở rộng (tr.92/94)
Sản xuất nắm vai trò chủ đạo trong quá trình tái thiết nền kinh tế... Theo đó khi hệ thống kinh tế Nhật Bản hoàn toàn dân chủ, những nhân tố cực đoan được dỡ bỏ hoàn toàn, ngành công nghịêp nặng sẽ phát triển mạnh... Công nghiệp nặng của Nhật Bản hiện nay một mặt đang vấp phải sự cạnh tranh lớn trên thị trường thế giới, mặt khác do chính phủ bảo hộ nặng trong quá khứ sẽ phải phát triển theo hướng quản lý hợp lý và hấp thụ công nghệ cao để có khả năng cạnh tranh với các hàng hoá ngoại nhập về chi phí (tr.111-112/114)
Bảng 10-2 Một vài nội dung của Báo cáo những vấn đề cơ bản (1946) (Số trang trích dẫn theo hai nguồn Báo cáo bằng tiếng Nhật và
là thực phẩm. Cụ thể hơn là, chính phủ đã áp dụng việc kiểm soát giá cả và cung cấp các khoản trợ cấp sản xuất (có nghĩa là “bù đắp những khoảng cách về giá cả”) nhằm bù đắp những khoản lỗ cho các nhà sản xuất tư nhân.
• Các khoản cho vay từ Quỹ Phục hồi Tài chính (fukkin)- Mục tiêu của các khoản cho vay này là các ngành công nghiệp được ưu tiên, đặc biệt là ngành than. Bộ Tài chính sẽ cấp những khoản cho vay chính sách này cho các ngành được ưu tiên. Trái phiếu chính phủ
(trái phiếu fukkin) đã được phát hành để có được nguồn tài chính cho các khoản vay nàỵ Hầu hết các trái phiếu này đều được Ngân hàng Nhật Bản mua và lượng cung tiền do vậy cũng tăng lên. Các nhà kinh tế hiện nay vẫn còn đang tranh cãi về những điểm mạnh và điểm yếu của các chính sách nàỵ Đứng trên quan điểm chấm dứt lạm phát, rõ ràng các chính sách này là không thích hợp và cần phải chấm dứt ngay càng sớm càng tốt. Nhưng đứng trên quan điểm để phục Nguồn: Cục Quản lý và Điều phối, Số liệu lịch sử của Nhật Bản, Tập 4, 1988.
Hình 10-2 Lạm phát giá bán lẻ ở Tokyo
(Giá chính thức, thay đổi trong vòng 12 tháng)
T há ng 1 - 4 4 T há ng 7 - 4 4 T há ng 1 - 4 5 T há ng 7 - 4 5 T há ng 1 - 4 6 T há ng 7 - 4 6 T há ng 1 - 4 7 T há ng 7 - 4 7 T há ng 1 - 4 8 T há ng 7 - 4 8 T há ng 1 - 4 9 T há ng 7 - 4 9 T há ng 1 - 5 0 T há ng 7 - 5 0 T há ng 1 - 5 1 Chiến tranh kết thúc Đường bình ổn Dodge % 800 700 600 500 400 300 200 100 0 -100
hồi nền kinh tế, thì cần phải đánh vào sự cân bằng nhạy cảm giữa chống lạm phát và duy trì sản lượng đầu rạ Xoá bỏ các khoản trợ cấp và các khoản cho vay sẽ ngay lập tức giết chết tất cả các hoạt động công nghiệp còn lạị
Nỗ lực đầu tiên để chấm dứt lạm phát là việc phong toả các khoản đặt cọc vào năm 1946. Chính phủ đột ngột ra tuyên bố (i) những ai có tiền gửi ở ngân hàng sẽ không được rút ra quá 500 Yên trong một tháng; và (ii) tất cả tiền giấy không được gửi trong ngân hàng hiện có sẽ bị tiêu hủỵ Chính vì vậy, mọi người buộc phải giữ tiền trong ngân hàng trong khi lạm phát vẫn tiếp tục. Hành động của chính phủ đã làm giảm lượng cung tiền xuống còn một phần ba và tạm thời kiềm chế được lạm phát. Nhưng tất nhiên người dân sẽ có cảm giác rằng họ đang bị chính phủ lừa dối và họ đã mất lòng tin vào chính sách tiền tệ của chính phủ. Và chẳng bao lâu, lạm phát lại tiếp tục gia tăng.
Sau khi chính sách phong tỏa tiền gửi bị thất bại, rất nhiều đề xuất khác để kiềm chế lạm phát đã được đưa ra nhưng vẫn còn rất nhiều tranh cãi xung quanh những đề xuất đó. Những ý kiến có nhiều tranh cãi là những ý kiến như sau:
(1) Chấp nhận lạm phát:Vào tháng 7 năm 1946, Bộ trưởng Tài chính Tanzan Ishibashi tuyên bố thâm hụt ngân sách và lạm phát cao là vẫn có thể chấp nhận được nếu chúng góp phần ngăn chặn những tác động tiêu cực đối với sản lượng đầu ra và thất nghiệp. Ông cho rằng lạm phát của Nhật Bản hiện nay là do thiếu cung gây nên chứ không phải là do dư thừa cầụ Do đó, sự ổn định giá cả là cần thiết để hỗ trợ cho người sản xuất và công nhân. Một ngân sách được sử dụng tốt trong trường hợp như vậy có nghĩa là chấp nhận thâm hụt tài chính.
(2) Liệu pháp sốc:Tháng 1 năm 1948, Kihachiro Kimura, một thành viên xã hội chủ nghĩa của quốc hội, lại đưa ra những quan điểm trái ngược. Ông cho rằng ổn định giá cả là tiền đề cho sự phục hồi sản lượng đầu rạ Nếu lạm phát còn tiếp tục thì người dân sẽ tích trữ hàng hóa nhằm đề phòng giá cả sẽ tăng caọ Và như vậy lượng cung sẽ lại càng giảm và giá cả sẽ còn tăng cao hơn nữạ Một
chính sách chống lạm phát hiệu quả phải làm sao để chấm dứt cái vòng luẩn quẩn đó. Chính phủ Hoa Kỳ ở Washington cũng có đồng quan điểm nàỵ
(3) Phương pháp tiệm tiến: Cả ủy ban ổn định Kinh tế và tướng
MacAthur của SCAP, đều lo sợ rằng việc ổn định giá cả đột ngột sẽ làm hại đến các ngành sản xuất của Nhật Bản và sẽ dẫn tới khủng hoảng xã hộị Họ hy vọng sẽ từng bước bình ổn lạm phát bằng cách sử dụng trợ cấp, các khoản vay fukkin và viện trợ của Hoa Kỳ sau đó sẽ giảm dần các hỗ trợ đó.
(4) Liệu pháp sốc có điều kiện:Giáo sư Hiromi Arisawa ở đại học Tokyo đã nhận ra rằng chính sách chống lạm phát sẽ tạm thời làm giảm sản lượng đầu rạ Nhưng ông cũng hiểu rằng cần phải hạn chế lạm phát để chấm dứt đầu cơ và tích trữ. Ông lập luận rằng cần phải tăng sản lượng đầu ra bằng cách đặt ra kế hoạch để đạt mức sản lượng đầu ra bằng 60% trước chiến tranh sau đó sẽ áp dụng những chính sách chống lạm phát mạnh. Có thể sản lượng đầu ra sẽ giảm xuống chỉ
còn 30% mức trước chiến tranh nếu áp dụng liệu pháp sốc, nhưng người dân phần nào cũng vẫn chịu được cú sốc đó, và trên thực tế liệu pháp sốc cũng đã được áp dụng rất rộng rãi vào năm 1946. Nếu chính sách chống lạm phát được áp dụng quá sớm mà sản lượng đầu ra chưa được phục hồi, thì cú sốc sẽ quá thảm khốc.
Chính sách được áp dụng trên thực tế hóa ra lại gần giống như chính sách mà giáo sư Arisawa đề xuất.
5. Hệ thống ưu tiên sản xuất, 1947-48
Hệ thống ưu tiên sản xuất (PPS) là hệ thống chính sách tập trung vào những nguồn lực khan hiếm trong một số ngành chiến lược quan trọng nhằm thúc đẩy phục hồi kinh tế (mặc dù được gọi là “hệ thống”
nhưng trên thực tế đây lại là một chính sách). Hệ thống này là một dạng kế hoạch kinh tế. Sự phục hồi của một số ngành công nghiệp mũi nhọn sẽ mang lại tác động lan toả cho toàn bộ nền kinh tế.
Giáo sư Arisawa là một thành viên của nhóm tư vấn riêng cho Thủ tướng Shigeru Yoshidạ Tháng 7 năm 1946, Tướng MacArthur đã nói với Thủ tướng Yoshida rằng ông sẽ để Nhật Bản nhập khẩu một lượng nhỏ hàng hoá4. Thủ tướng Yoshida đã lệnh cho các cán bộ của chính phủ chuẩn bị danh sách những hàng hoá cần phải nhập khẩu nhưng bản danh sách quá dàị Yoshida đã tham khảo ý kiến các cố vấn của mình để rút ngắn lại danh sách. Cuối cùng năm mặt hàng sau được giữ lại trong danh sách là thép, than đá (anthracite), dầu thô, cao su và xe buýt.
Tướng MacArthur không muốn Nhật Bản nhập khẩu dầu thô vì trên thế giới cung dầu thô vẫn còn thiếụ Nhưng giáo sư Arisawa lại thúc giục Thủ tướng Yoshida thương lượng với Hoa Kỳ cam kết nếu Nhật Bản được phép nhập khẩu dầu thô thì chính phủ Nhật Bản sẽ sản xuất 30 triệu tấn than đá. Dầu thô là một nguyên liệu đầu vào của ngành sản xuất thép và thép lại cần thiết để phục hồi ngành khai thác than. Đối với Nhật Bản, than đá là nguồn năng lượng duy nhất sẵn có trong nước. Nếu sản xuất được đủ lượng than đã cần thiết thì lượng dư thừa có thể được phân phối như một nguồn năng lượng đầu vào cho các ngành khác.
Tướng MacArthur đồng ý cho phép Nhật Bản nhập khẩu dầu thô theo cam kết nàỵ Giáo sư Arisawa, người đã đưa ra ý tưởng trên, đã trở thành chủ tịch tiểu ban phụ trách sản xuất 30 triệu tấn than đá. Đồng thời, Bộ Thương mại và Công nghiệp cũng đang dự tính một kế hoạch tương tự. Cách làm của Giáo sư Arisawa rất cụ thể. Ông cho gọi tất cả các tổng giám đốc và các kỹ sư trưởng của tất cả các mỏ than ở Nhật Bản đến để thu thập những thông tin cần thiết. Dựa trên trữ lượng than thực tế, số mạch than, tốc độ khai thác, thời gian làm việc, v.v... ông tính toán được lượng cung than thực tế. Về mặt cầu, ông ước tính lượng than có thể được SCAP, các công ty năng lượng, ngành đường sắt và các ngành khác sử dụng.