Nguyên nhân hay tác động?

Một phần của tài liệu Phát triển Kinh tế của Nhật Bản - Phần 2 ppt (Trang 89 - 90)

M inamatạ Bệnh hen

3. Nguyên nhân hay tác động?

Nhiều nhà kinh tế đã tranh cãi về bản chất của hai cuộc biến động giá dầụ Có hai cách lý giải hoàn toàn trái ngược nhau và cuộc tranh cãi vẫn còn chưa ngã ngũ. Jeffrey Sachs, Michael Bruno và Barry Bosworth ủng hộ quan điểm biến động cung. Hans Genberg, Alexander Swoboda và Ronald McKinnon lại ủng hộ quan điểm thắt chặt tiền tệ toàn cầụ

Quan điểm biến động cung: quan điểm thứ nhất – và cũng là quan điểm có nhiều người ủng hộ hơn – cho rằng biến động giá dầu là những biến động về cungdo các thế lực chính trị OPEC gây rạ Khi giá dầu tăng do các yếu tố ngoại sinh gây nên, đường cung dịch chuyển lên phía trên về bên tay trái (theo lý thuyết kinh tế vĩ mô)1. Sự dịch chuyển này sẽ dẫn tới giá tăng và sản lượng đầu ra giảm, gọi là “lạm phát đình

đốn”. Ngoài ra, tiền lương tăng do yêu cầu từ phía các công đoàn thương mại cũng góp phần làm cho lạm phát toàn cầu tăng. Theo quan điểm này, thế giới sẽ phải giải quyết các vấn đề về cung, bao gồm cả sự thiếu hụt năng lượng và sự cứng nhắc trong tiền lương, để bình ổn tình hình.

Quan điểm thắt chặt tiền tệ thế giới:quan điểm thứ hai này cho rằng nguyên nhân gây ra lạm phát cao là chính sách tiền tệ nới lỏng toàn cầu do hệ thống tỷ giá hối đoái cố định Bretton Woods bị phá vỡ. Nhờ các ngân hàng trung ương ở Châu Âu và Nhật Bản đã cố gắng mua vào đồng Đô la để hạn chế sự tăng giá mạnh của các đồng nội tệ các nước này so với đồng Đô la trong suốt những năm 1971-73, cung tiền đã tăng lên ở tất cả các nước lớn. Tính thanh khoản toàn cầu quá cao đã dẫn tới tình trạng lạm phát giá cả tiêu dùng thậm chí còn trước khi biến động giá dầu lửa diễn rạ Sự biến động giá dầu lửa chỉ là kết quả cuối cùng chứ không phải là nguyên nhân của lạm phát cao, vốn do sự cung tiền quá mức gây nên. OPEC luôn luôn muốn tăng giá dầu, nhưng những nỗ lực để tăng giá dầu chỉ thành công khi tính thanh khoản toàn cầu trở nên quá caọ Do đó, lạm phát đình đốn vào những năm 1970 chính là do sự bất ổn của hệ thống tiền tệ.

Một phần của tài liệu Phát triển Kinh tế của Nhật Bản - Phần 2 ppt (Trang 89 - 90)