Thiếu hụt và lạm phát

Một phần của tài liệu Phát triển Kinh tế của Nhật Bản - Phần 2 ppt (Trang 40 - 41)

Kế hoạch hoá các hoạt động kinh tế vẫn tiếp tục thực hiện sau chiến tranh thậm chí đến năm 1949. Trong giai đoạn khủng hoảng việc kiểm soát các hoạt động kinh tế phải được thực hiện nhằm thay thế khu vực tư nhân đã bị tê liệt. Trong thời gian chiến tranh các nhu yếu phẩm vẫn tiếp tục được phân phối và chính phủ ấn định sản lượng sản xuất cũng như việc thu mua các nguyên liệu đầu vàọ Giá cả cũng được kiểm soát, các khoản trợ cấp chính phủ hỗ trợ toàn bộ nền kinh tế được kiểm soát chặt chẽ. Tuy nhiên nếu so sánh với giai đoạn chiến tranh thì các biện pháp kiểm soát trở nên kém hiệu quả hơn do việc bùng nổ các chợ đen.

Việc thiếu hụt hàng hoá và mức sống thấp đặc biệt trầm trọng vào năm 1946 tức là một năm sau chiến tranh. Lương thực trở nên cực kỳ khan hiếm, nhiều người có nguy cơ bị chết đóị Các quân nhân và dân thường trở về từ mặt trận và các nước thuộc địa trước kia của Nhật sau chiến tranh khiến nạn thất nghiệp càng trở nên trầm trọng. Số lượng người thất nghiệp dự báo lên tới con số 10 triệu ngườị Tuy nhiên nạn đói

và nạn thất nghiệp trên thực tế không xảy ra bởi số lao động nhàn rỗi tập trung chủ yếu ở khu vực phi chính thức và nông nghiệp. Rất nhiều người dân thành thị lao động trong khu vực phi chính thức để tồn tại1. Khu vực này tạo công việc tạm thời và lương thực theo cơ chế chia sẻ.

Dân thành thị phải ra các vùng nông thôn bằng các con tầu chật cứng để đổi chút ít tài sản như quần áo, kimono lấy thức ăn. Số lương thực được phân phát rất ít ỏị Mọi người đành phải vi phạm pháp luật bằng cách lao ra chợ đen để kiếm sống. Sách còn ghi lại rằng thẩm phán Yoshitada Yamaguchi của toà án quận Tokyo là người rất trung thực.

Ông kiên quyết không vi phạm luật kiểm soát lương thực, chỉ sử dụng suất lương thực được cấp phát và từ chối mọi khoản lương thực ngoài quy định. Tháng 10 năm 1947 ông bị chết vì đóị

Để đối phó với tình hình suy giảm sản xuất và thất nghiệp, chính phủ Nhật Bản quyết định in tiền để tài trợ cho các hoạt động và thắt chặt chính sách kiểm soát giá cả. Tuy nhiên chính sách này không thể kéo dài lâụ Chính sách này đẩy tỷ lệ lạm phát lên mức 3 chữ số trong giai đoạn 1946-1949. Tỷ lệ lạm phát trên thị trường đen thậm chí còn cao hơn trong giai đoạn đầụ Đây là mức độ lạm phát cao nhất Nhật Bản trải qua từ trước đến naỵ

Các hoạt động ngoại thương bị kiểm soát hết sức chặt chẽ, mọi giao dịch phải được SCAP phê chuẩn. Các công ty tư nhân không được phép tiến hành các hoạt động ngoại thương. Đối với mỗi mặt hàng SCAP

ấn định mức giá bằng đôla và đồng yên riêng biệt và có tỷ giá riêng cho mỗi mặt hàng. Do vậy trong giai đoạn 1945-1949 Nhật Bản có hệ thống nhiều tỷ giá hối đoáị Tỷ giá cho xuất khẩu (150-600 yên ăn 1 đô la) thấp hơn nhiều so với tỷ giá nhập khẩu (125-250 yên ăn 1 đô la).

Một phần của tài liệu Phát triển Kinh tế của Nhật Bản - Phần 2 ppt (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)