M inamatạ Bệnh hen
4. Khủng hoảng tài chính và chính sách tiền tệ
tiền tệ
Đầu những năm 1990 khi xảy ra khủng hoảng tài sản bong bóng, các ngân hàng Nhật Bản chủ động cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
(SMEs) vay và đầu tư vào các dự án bất động sản trước đó đang lâm vào tình trạng khó khăn. Sự khủng hoảng và phá sản làm tăng lượng nợ xấu và giá cả bất động sản cũng như cổ phiếu sụt giảm liên tục lại càng làm cho tài khoản của các ngân hàng thâm hụt. Các ngân hàng Nhật Bản thường đòi hỏi người vay thế chấp đất đai và cổ phiếu cho lượng vốn vay của mình nhưng giá trị của đất đai và cổ phiếu đều giảm sút nghiêm trọng. Với tỷ lệ nợ xấu ngày càng tăng lên, các ngân hàng Nhật Bản đối mặt với khó khăn trong việc đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ vốn chủ sở hữu BIS, với yêu cầu tỷ lệ vốn sở hữu của ngân hàng phải không ít hơn 8% tỷ lệ nợ rủi ro – tỷ lệ an toàn, nếu vẫn muốn được xem là ngân hàng quốc tế. Nếu tỷ lệ này giảm xuống dưới 4% thì ngân hàng thậm chí không được phép hoạt động trong phạm vi quốc gia và phải đóng cửạ
Cuối năm 1997, những nguy cơ mà ngân hàng đối mặt trở nên hiện hữụ Khi Quỹ tiền tệ Yamaichi và ngân hàng Hokkaido Takushoku phá sản, nỗi ám ảnh đó trở thành sự thật. Các ngân hàng cố gắng nâng tỷ lệ BIS(tiêu chuẩn an toàn vốn) để giảm thiểu rủi rọ Họ đã thực hiện
cố gắng này bằng việc cho vay ít hơn, đặt biệt thắt chặt các khoản vay của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhưng điều này sẽ dẫn đến tình trạng chuyển dịch lượng vốn cho vay vào lĩnh vực bất động sản và đó cũng chính là nguyên nhân của nhiều vụ phá sản hơn, với chất lượng tài khoản cho vay của các ngân hàng ngày càng tồi tệ hơn. Vòng luẩn quẩn này tiếp tục từ cuối năm 1997 tới đầu 1998. Các ngân hàng Nhật Bản bị xem là không đáng tin cậy, do đó, phần “phí Nhật Bản”, phần chi phí tăng thêm khi các ngân hàng Nhật Bản vay từ các tổ chức quốc tế ngày càng tăng lên. Người Nhật Bản đã trong trạng thái chờ đợi xem, ngân hàng nào tiếp theo sẽ phá sản. Những người gửi tiết kiệm an toàn đã tìm cách chuyển khoản tiền gửi của họ từ các ngân hàng rủi ro cao sang các tổ chức khác ít rủi ro hơn hoặc gửi tiết kiệm bưu điện.
Để đối phó với tình trạng khủng hoảng ngân hàng 1997-98, tháng 10 năm 1998, chính phủ Nhật Bản đã thành lập Trung tâm Kiểm tra Tài chính và tháng 12 thành lập thêm ủy ban Tái cấu trúc Tài chính. Sau đó hai tổ chức này sáp nhập thành Trung tâm Dịch vụ Tài chính năm 2000. Chính phủ cũng chuẩn bị một lượng tiền “tiền công” lên đến 60 triệu triệu Yên
(tương đương 12% GDP) để đối phó với tình trạng nợ xấu, tái đầu tư cho các ngân hàng, kiểm soát việc đóng cửa và sáp nhập các ngân hàng yếu kém.
Ngân hàng Nhật Bản đối phó với khủng hoảng 1997-98 bằng việc cung cấp khả năng cung ứng tiền mặt dồi dàọ Cùng với đó là việc áp dụng “chính sách không lãi suất” trong năm tháng tư 1999. Lãi suất liên ngân hàng, lãi suất mà Ngân hàng Nhật Bản có thể kiểm soát được, đã giảm xuống tới cận 0 với một tỷ lệ lợi nhuận rất nhỏ. Ngân hàng Nhật Bản cố gắng kết thúc chính sách này vào tháng 8 năm 2000 nhưng khi nền kinh tế trở nên xấu đi thì chính sách không lãi suất lại phải tiếp tục thực hiện. Tỷ lệ chiết khấu chính thức cũng giảm xuống mức rất thấp, từ 6% trong năm 1990 xuống còn 1,75% năm 1993 và chỉ còn 0,1% năm 2001. Khủng hoảng tài chính đã tạm lắng xuống trong đầu năm 1998
nhưng nó vẫn tiếp tục tồn tại cho tới những năm 2000.
Do tỷ lệ lãi suất không thể giảm xuống dưới 0 (nếu điều này xảy ra, người ta sẽ tự giữ tiền thay vì đi gửi), ngân hàng Nhật Bản dường như phải dừng tất cả các chính sách của họ lạị Tuy nhiên, vẫn còn có không
ít các áp lực với các nhà quản lý tiền tệ buộc họ phải tiếp tục kích thích vào nền kinh tế, đó là:
• Tăng lượng cung tiền mạnh mẽ hơn bằng bất kỳ giá nào. Để làm được điều này, việc mua các tài sản phi truyền thống ở thị trường mở bao gồm ngân hàng, trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu nước ngoài, cầm cố trái phiếu (thậm chí cả cổ phiếu?). Trước kia, ngân hàng Nhật Bản chỉ mua và bán trái phiếu chính phủ mà thôi bởi họ quan tâm tới tính an toàn của đầu tư.
• Mục tiêu lạm phát: Theo người khởi xướng ý tưởng này ngân hàng Nhật Bản cần thông báo một tỷ lệ lạm phát tích cực từ 2 tới 3 năm tới và cần tìm cách theo dõi các phản ứng để đạt được tỷ lệ lạm phát nàỵ Cùng với đó, ngân hàng Nhật Bản cần được bảo vệ trước sức ép của chính phủ. Mục tiêu lạm phát được xem là cần thiết để thay đổi mong đợi của người dân về tỷ lệ lạm phát trong tương laị Như Paul Krugman (ở trường đại học Princeton), hay Alan
Meltzer (ở trường đại học Carnegie-Mellon, Takatoshi Ito (đại học Tokyo), và Motoshige Itoh (đại học Tokyo) cũng ủng hộ ý kiến nàỵ Nhưng cũng có nhiều ý kiến khác, từ các nhà kinh tế của ngân hàng Nhật Bản như Kunio Okina và Kazuo Ueda - những người đa nghi, họ cho rằng, kể cả khi ngân hàng Nhật Bản cố gắng hết mình thì mức độ ảnh hưởng tới mong đợi của người dân cũng không đáng bao nhiêu vì cơ chế chuyển đổi tiền tệ đã bị phá bỏ1. Tồi tệ hơn, nếu mong đợi của người dân đột ngột thay đổi, vì bất kỳ lý
do nào, sau khi khả năng thanh toán bằng tiền mặt giảm xuống thì khi đó, lạm phát có thể trở nên không thể kiểm soát được.
• Sự giảm giá của đồng yên: Theo cách nhìn nhận này, việc nới quá lỏng chính sách tiền tệ cùng với tuyên bố công khai ủng hộ cho