Nguồn gốc của hệ thống Nhật Bản

Một phần của tài liệu Phát triển Kinh tế của Nhật Bản - Phần 2 ppt (Trang 33 - 37)

Những đặc điểm của thời kỳ hậu thế chiến lần thứ 2 của nền kinh tế Nhật Bản bắt nguồn từ thời kỳ chiến tranh 1937-1945. Những đặc điểm này thể hiện ở những mối quan hệ và sự can thiệp chính thức và bao gồm những yếu tố sau:

Theo đuổi công nghiệp hoá hoá chất và công nghiệp nặng Nền hành chính chỉ đạo (gyosei shido)

Hệ thống hợp đồng phụ trong sản xuất (shitauke seido) Việc tách rời quyền sở hữu và quản lý

Việc làm cả đời và lương cho những người có thâm niên công tác Các tổ chức liên hiệp thương mại với thành viên là các doanh nghiệp

Các keiretsutài chính và các ngân hàng lớn

“hướng dẫn cửa sổ” và “hệ thống bảo vệ” của Ngân hàng Nhật Bản Hệ thống kiểm soát lương thực

Ngân sách ngoại hối và quy định nộp ngoại hối

Tất cả những chính sách và hệ thống này đều được chính phủ tự do áp dụng trong những năm cuối của thập niên 1930 cho tới những năm đầu của thập niên 1940 nhằm tận dụng tất cả các nguồn lực phục vụ cho chiến tranh. Trước đó, kinh tế Nhật Bản thuộc trường phái tân cổ điển, với những đặc điểm chính như tự do tham gia hơn, những hợp đồng ngắn hạn và mức luân chuyển lao động caọ

Đây vẫn là những đặc thù của Nhật Bản cho tới tận sau thế chiến thứ 2 và những năm 1950, 1960, khi Nhật Bản trong thời kỳ tăng trưởng nhanh. Tuy nhiên, ngày nay, những đặc điểm này đã bị coi là lỗi thời và trở thành những rào cản đối với những đổi thay trong kỷ nguyên của công nghệ thông tin và toàn cầu hoá. Trong số những đặc điểm trên, đặc điểm cuối cùng đã bị loại bỏ từ lâu nhưng những tàn dư còn sót lại của những đặc điểm khác thì vẫn còn tồn tại trong nền kinh tế Nhật Bản cho đến tận ngày nay ở những mức độ khác nhaụ Các nhà kinh tế học thường tranh luận với nhau về cách giải thích hệ thống Nhật Bản. Số đông các nhà kinh tế học Nhật Bản thì cho rằng Nhật Bản nên quay lại theo mô hình thị trường tự do, vì hệ thống quan hệ và can thiệp vốn có nguồn

gốc xa lạ với Nhật Bản. Hệ thống quan hệ và can thiệp có thể có vai trò lịch sử nhất định trước đây, nhưng bây giờ đất nước không cần đến hệ thống như vậy nữa (tuy nhiên ở một số lĩnh vực nào đó, sự ưu tiên dành cho an ninh việc làm vẫn nên duy trì phần nào). Masahiro Okuno-Fujiwara, Tetsuji Okazaki, và Yukio Noguchi là những người chủ trương ủng hộ quan điểm này (Okazaki và Okuno, 1993; Noguchi, 1995).

Nhưng một số ít những nhà kinh tế học khác thì lại cho rằng Nhật Bản cần phải có một hệ thống được xây dựng dựa trên những mối quan hệ lâu dài, trong điều kiện có hoặc không có chiến tranh. Khi nền kinh tế bước qua giai đoạn phát triển công nghiệp nhẹ thể hiện ở công nghiệp dệt may, chế biến sản xuất lương thực thực phẩm và lắp ráp các mặt hàng điện tử đơn giản, và chuyển dần sang công nghiệp hoá và sản xuất máy móc, thì thị trường tự do chưa chắc đã là một chọn lựa tốt nhất. Những hỗ trợ chính thức và những mối quan hệ lâu dài sẽ trở nên không thể thiếu được đối với các ngành cần đầu tư ban đầu lớn, kỹ thuật cao và thị trường lao động giữa các công tỵ Vì Nhật Bản bắt đầu công nghiệp hoá vào những năm 1920 và 1930 nên hệ thống kinh tế tự do được thừa hưởng từ thời Meiji đã không còn phù hợp nữa và cần phải được thay đổị Chiến tranh chính là một nguyên cớ tốt lý giải cho sự cần thiết phải thay đổị Nhưng thậm chí ngay cả khi không có chiến tranh thì Nhật Bản cũng cần phải xây dựng và áp dụng một hệ thống mớị Yonosuke Hara đã trình bày quan điểm trên (Hara 1996). Ông cho rằng kinh tế tự do của thời Meiji là của nước ngoài, và hệ thống quan hệ lâu dài và can thiệp chính thức, từ thời kỳ Edo, có vẻ thích hợp hơn với Nhật Bản.

Theo quan điểm thứ hai, bài học áp dụng cho các nước đang phát triển có thể đề cập đến như saụ Các ngành công nghiệp nhẹ và lắp ráp điện tử có thể được thúc đẩy bởi thương mại tự do và một chính sách FDI mở cửa, nhưng nếu các nước đang phát triển hy vọng sẽ hấp thụ được nhiều công nghệ và đạt được trình độ sản xuất tiên tiến thì nhất thiết cần phải áp dụng những biện pháp thúc đẩy công nghiệp phát triển nhất định. Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc đều đã áp dụng phương pháp này trước đâỵ Nhưng ngược lại, chưa nước ASEAN nào

có đủ năng lực để phá vỡ “trần thuỷ tinh” và hình thành cho được một nội lực đủ mạnh về công nghiệp cho mình. Nếu những nước đi sau hiện nay bị cấm áp dụng những phương pháp này do những hạn chế của WTO, FTA, ma trận chính sách của Ngân hàng Thế giới v.v.. thì họ sẽ mãi mãi dậm chân tại một mức độ công nghiệp hoá thấp với những hợp đồng lắp ráp và sản xuất đơn giản, mà không thể đạt được một trình độ cao hơn về công nghệ.

Chương 10

Một phần của tài liệu Phát triển Kinh tế của Nhật Bản - Phần 2 ppt (Trang 33 - 37)