M inamatạ Bệnh hen
5. Chính sách tài khóa
Chính sách tài khóa đã được triển khai từ những năm 1990, cho dù có một số người cho rằng, việc triển khai chính sách đó chưa đủ so với yêu cầu của họ. Cuối năm tài khóa 2004 (cuối tháng 3 năm 2005), nợ chính phủ đạt tới mức khổng lồ: 782 triệu triệu Yên tương ứng với 155% GDP của cả nước. Đây là tỷ lệ cao nhất giữa các quốc gia công nghiệp. Không thể khẳng định rằng nợ công sẽ giảm đáng kể trong tương lai nên cần quan sát tiếp tục. Hơn nữa, con số đó lại không cho biết mức nợ ngắn hạn hay dài hạn - lượng tiền mà chính phủ sẽ phải trả trong tương lai để duy trì hệ thống xã hội, tư hữu hóa các ngân hàng mất khả năng chi trả, v.v... Tỷ lệ nhà nước (chính phủ Nhật Bản) trong các công ty quốc tế tiếp tục giảm trong những năm gần đâỵ
Chính phủ thường phải hy sinh giữa hai nhu cầu: nhu cầu cho việc củng cố tài chính và nhu cầu tạo ra các khuyến khích tài chính. Trong những năm gần đây, chính sách tài khóa của Nhật Bản có chiều hướng được nới lỏng do tình trạng nền kinh tế xấu đị Có những áp lực chính trị rất lớn yêu cầu sử dụng các công cụ khuyến khích tài chính nhiều hơn nhằm tránh khỏi tình trạng “giảm phát liên tục”(lạm phát âm dẫn đến tình trạng khủng hoảng đầu ra - một vòng xoay luẩn quẩn). Rất nhiều người cho rằng, sẽ chẳng có sự cải cách nào trừ khi nền kinh tế được cải thiện trước. Nhưng hiệu quả của chính sách tài khóa trong tình hình đó đã đặt ra một câu hỏị
Những người phản đối áp dụng việc nới lỏng tài chính cho rằng, Nhật Bản đã cố gắng sử dụng các công cụ khuyến khích tài chính rất nhiều lần trong thập kỷ qua, nhưng nền kinh tế vẫn chưa cải thiện được bao nhiêụ Họ cũng tranh luận rằng, việc chi tiêu tài chính theo phương pháp cũ, ví dụ như chi cho xây dựng đường cao tốc đắt tiền nhưng không sử dụng hoặc sử dụng ít, xây dựng cầu, cảng hàng không và tàu hỏa
Shinkansen chỉ đem lại lợi ích cho các doanh nghiệp xây dựng nông thôn trong khi nợ chính phủ ngày càng tăng lên (liệu có cần tới 3 cây cầu lớn kết nối Nhật Bản). Các công cụ khuyến khích tài chính khác, đã làm cho nợ chính phủ cao lên như núi, làm ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế bởi
ngày càng có nhiều khoản chi vô tội vạ, không hiệu quả làm tăng tỷ lệ nợ xấụ Hệ thống chính trị dựa trên Đảng LDP yêu cầu dừng việc sử dụng các công cụ tài chính hỗ trợ cho vùng nông thôn. Ngay cả khi Thủ tướng Koizumi có thể vượt qua những phản đối này và vẫn ở lại với Đảng
LDP, thì vẫn sẽ tồn tại những chính trị gia phản đối việc cải cách, điều này là không thể tránh khỏị Năm 2003, Thủ tướng Koizumi dường như đã có những thành công nhất định trong việc khép chặt hơn chính sách tài khóa so với những năm trước đó. Tuy nhiên, năm 2004 thì ông đã không tiếp tục được chính sách nàỵ
Trong tình hình đó, các điều kiện truyền thống của IMF đòi hỏi Nhật Bản phải tập trung khép chặt hơn ngân sách của họ, cho dù có những sự hy sinh ngắn hạn. Nhưng Nhật Bản là một quốc gia cho vay lớn trên thế giới với lượng tiền dự trữ quốc tế lớn nhất, và họ không cần vốn của IMF
để cân bằng cán cân thanh toán của mình. Do đó, Nhật Bản không cần tuân thủ những lời khuyên của IMF. Cùng với đó, cơ chế chính trị nội bộ không cần phải đưa ra bất kỳ một chính sách thay thế nào để chi cho các khoản ngắn hạn hướng tới những mục tiêu dài hạn. Có lẽ đó là điểm then chốt cơ bản mà Nhật Bản đang phải đối mặt trong hiện tạị
Nguồn: Ngân hàng Nhật Bản, và Văn phòng Nội các Hình 13-6 Nợ chính phủ so với GDP (%) (%) 180 160 140 120 100 80 60 40 20 0 19 8 2 19 8 4 19 86 19 88 19 90 19 92 19 94 19 9 6 19 9 8 20 00 20 02 20 04