Các vấn đề chính của năm

Một phần của tài liệu Phát triển Kinh tế của Nhật Bản - Phần 2 ppt (Trang 42 - 43)

Ngay sau khi chiến tranh kết thúc hai viên chức trẻ đã thành lập một nhóm nghiên cứu để thảo luận về con đường tái thiết nền kinh tế của Cuộc sống trở nên đặc biệt khó khăn trong giai đoạn cuối năm 1945 đến năm 1946. Nhiều dân thành thị mặc dù sống sót qua các trận bom của Mỹ vẫn bị mất nhà cửa tài sản. Từ trái sang phải, (1) cuộc sống trong các túp lều tạm bợ;(2) ăn uống đơn giản tại chợ đen;(3) các chuyến tầu đông nghịt chở dân từ thành phố về nông thôn để đổi quần áo lấy lương thực. Nhưng nếu bị cảnh sát bắt được thì toàn bộ hàng hoá sẽ bị tịch thu; (4) người bán mở tấm cói đậy cho xem cá ở chợ đen.

Nhật Bản. Họ là Saburo Okita và Yonosuke Gotọ Thông thường công việc chuẩn bị được tiến hành khi cuộc chiến chuẩn bị kết thúc. Okita và Goto là các kỹ sư làm việc tại Bắc Kinh, nhưng biết chắc rằng Nhật Bản sớm muộn sẽ thua trận. Họ quay trở về Nhật Bản và thành lập nhóm nghiên cứụ

Buổi làm việc đầu tiên của nhóm nghiên cứu diễn ra ngày 16

tháng 8 năm 1945, một ngày sau khi chiến tranh kết thúc. Nội dung thảo luận chủ yếu là dự báo ảnh hưởng của Thoả ước Bretton Wood và việc thành lập Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB). Sau đó các cuộc họp thường xuyên trong nhóm về các nội dung khác được tổ chức thường xuyên giữa các nhà nghiên cứu và các chuyên giạ Okita và Goto đảm nhận công việc thư ký, tổng kết các vấn đề chính của mỗi buổi thảo luận và soạn thảo báo cáọ Nhóm nghiên cứu ban đầu được hình thành bằng các nỗ lực cá nhân và sau đó đã được ủy ban điều tra đặc biệt thuộc Bộ Ngoại giao công nhận chính thức. Báo cáo sơ bộ được công bố cuối năm 1945, báo cáo cuối cùng (sơ lược) hoàn thành vào tháng 3 năm 1946 và với sự hiệu đính không đáng kể báo cáo tổng hợp được chính thức xuất bản tháng 9 năm 1946.

Báo cáo với tiêu đề “Những vấn đề cơ bản của việc tái thiết kinh tế Nhật Bản” là ví dụ điển hình của đường lối tư duy phát triển theo kiểu Nhật2. Nó bắt đầu bằng việc phân tích môi trường bên ngoài và hiện trạng bên trong. Từ đó các chiến lược định vị được hình thành. Sau đó các biện pháp cụ thể và các chương trình hành động được đề xuất. Rất nhiều các định hướng chiến lược được đề cập trong báo cáo này thậm chí còn phổ biến cho chiến lược phát triển của Nhật Bản ngày naỵ Ví dụ, khi GS. Tatsuo Kaneda chắp bút bản khuyến nghị về chính sách cho Kyrgyzstan (Kaneda 1992) hay khi GS. Shigeru Ishikawa viết báo cáo cho JICA về Việt Nam đều sử dụng cách làm tương tự như của Báo cáo các vấn đề cơ bản. Tác giả của cuốn Chính sách công nghiệp của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá cũng áp dụng trình tự trên (Ohno và

Một phần của tài liệu Phát triển Kinh tế của Nhật Bản - Phần 2 ppt (Trang 42 - 43)