2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.2.3. Các giải pháp phát triển chuỗi giá trị lúa gạo
Đoàn Mạnh Tƣờng – Viện Lúa ĐBSCL (2017)5, để phát triển lúa gạo ĐBSCL theo chuỗi giá trị, chuỗi liên kết, cần thực hiện: (i) nâng cao hiệu quả đầu tƣ phát triển sản xuất và tiêu thụ lúa gạo chất lƣợng cao theo hƣớng hàng hóa, xây dựng và thúc đẩy 6 mối liên kết cơ bản: liên kết nghiên cứu khoa học, liên kết sản xuất hạt giống, liên kết chuyển giao kỹ thuật, liên kết trong chế biến bảo quản sau thu hoạch, liên kết trao đổi thông tin và liên kết thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm. (ii) ngƣời dân cần đƣợc tham gia vào các chuỗi liên kết với HTX kiểu mới/doanh nghiệp đủ mạnh, đƣợc đầu tƣ với các trang thiết bị tiên tiến. Từ đó, giúp ngƣời nông dân quản lý, tổ chức sản xuất - tiêu thụ tốt, hƣớng đến áp dụng công nghệ cao trong sản xuất theo chuỗi giá trị. Tác giả cho rằng, HTX là mô hình đáp ứng tốt các điều kiện liên kết chuỗi giá trị lúa gạo, do vậy cần phải vận hành tốt, cần có sự tham gia hỗ trợ của các cơ quan nhà nƣớc về mặt cơ chế, chính sách; (iii) Cần phải tạo đƣợc cơ chế chính sách thông thoáng tạo điều kiện cho doanh nghiệp và ngƣời dân tham gia vào chuỗi liên kết sản xuất, cụ thể là hỗ trợ để doanh nghiệp có thể tiếp cận đƣợc nguồn tài chính ƣu đãi (Nguyễn Duy Cần – Đại học Cần Thơ, 2017).
Một ý kiến khác của Lâm Thành Kiệt – TGĐ Công ty CP Nông sản
5
Đoàn Mạnh Tƣờng 2017, liên kết để thúc đẩy chuỗi giá trị lúa chất lƣợng cao,
http://daidoanket.vn/kinh-te/lien-ket-de-thuc-day-chuoi-gia-tri-lua-gao-chat-luong-cao- tintuc380886, cập nhật ngày 12/12/2019
20
Vinacam cho rằng để chuỗi giá trị đạt hiệu quả cao, bản thân doanh nghiệp cần phải hiểu ngƣời dân, phải bền bỉ, gắn bó, chia sẻ những khó khăn, phải để cho ngƣời dân thấy đƣợc những chi phí, những lợi ích thực thụ khi tham gia vào chuỗi giá trị, có nhƣ vậy chuỗi giá trị mới bền vững, đảm bảo đƣợc tính bền vững.
Trần Hữu Hiệp (2017), để phát triển lúa gạo vùng ĐBSCL, các tỉnh cần rà soát, quy hoạch lại các sản phẩm chủ lực, trong đó có lúa gạo theo hƣớng nâng cao chất lƣợng, gắn với việc triển khai Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.Thay đổi tƣ duy và phƣơng pháp đầu tƣ, chuyển từ đầu tƣ theo “đoạn” sang đầu tƣ theo “chuỗi” sản xuất; mạnh dạn áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến một cách đồng bộ tại các khâu giống, nuôi trồng và chế biến nhƣ: Phát triển công nghệ sinh học, áp dụng rộng rãi VietGap, Global Gap trong sản xuất nông nghiệp, phát triển công nghệ thu hoạch và sau thu hoạch để giảm thất thoát, nâng cao chất lƣợng lúa gạo. Bên cạnh đó, Về vĩ mô, cần đầu tƣ cho công tác điều tra, nghiên cứu, dự báo thị trƣờng; Quan tâm đến nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong quản lí, cũng nhƣ ứng dụng thực tế khoa học kĩ thuật vào sản xuất lúa gạo; Tăng cƣờng liên kết vùng chuyên canh và tập trung sản xuất, liên kết chuỗi sản xuất, liên kết thị trƣờng – doanh nghiệp và liên kết vùng ĐBSCL.
Báo nhân dân (2018)6 trong bài viết sử dụng hiệu quả đất trồng lúa ở Đồng bằng Sông Hồng đã cung cấp một số giải pháp về phát triển chuỗi giá trị lúa gạo: (i) tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi liên kết với ngƣời dân. Điều này vừa giúp địa phƣơng có vùng sản xuất hàng hóa lúa chất lƣợng cao, vừa tránh đƣợc tình trạng dân bỏ đất trồng lúa do hiệu quả sản xuất thấp. Để thực hiện đƣợc điều đó, các tỉnh cần có cơ chế, chính
6
Báo nhân dân 2018, sử dụng hiệu quả đất trồng lúa ở Đồng bằng Sông Hồng,
https://www.nhandan.com.vn/nation_news/item/37612002-su-dung-hieu-qua-dat-trong-lua-o-dong- bang-song-hong-tiep-theo-va-het.html, cập nhật ngày 13/12/2019
21
sách hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận đƣợc các nguồn vốn để đầu tƣ hệ thống nhà xƣởng, máy móc hiện đại phục vụ liên kết sản xuất khép kín; (ii) Đổi mới cơ chế chính sách, nhiều tỉnh tại Vùng ĐBSH nhƣ Hải Dƣơng, Thái Bình cũng đang áp dụng nhiều cơ chế, chính sách tạm thời để hỗ trợ cho doanh nghiệp và ngƣời dân trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng: Đối với tỉnh Hải Dƣơng, hiện nay đang tăng kinh phí hỗ trợ sản xuất hằng năm theo đề án phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2016-2020; tăng nguồn kinh phí hỗ trợ theo Nghị định 57/2018/NÐ-CP để khuyến khích và thu hút doanh nghiệp đầu tƣ vào sản xuất nông nghiệp (iii) Theo Nguyễn Đỗ Anh Tuấn – Viện trƣởng Viện chính Chính sách và chiến lƣợc phát triển Nông thôn cho rằng cần đẩy mạnh dồn điền đổi thửa, nới lỏng quy định về tập trung ruộng đất đối với 1 cá nhân, chỉ có nhƣ vậy mới có thể khuyến khích sản xuất hàng hóa quy mô lớn, chính vì vậy, yêu cầu đối với các tỉnh là phải xây dựng, hình thành các vùng sản xuất lúa tập trung để mô hình chuỗi giá trị có thể đƣợc phát huy hiệu quả trong cả giảm diện tích đất lúa bỏ hoang và nâng cao giá trị lúa gạo: “Ðối với đất trồng cây hằng năm, hiện quy định hạn mức giao đất áp dụng ở khu vực đồng bằng sông Hồng là không quá 2 ha cho mỗi loại đất đối với các hộ gia đình, cá nhân chƣa khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai để phát triển sản xuất hàng hóa quy mô lớn. Trong khi đó, chính sách hỗ trợ và chế tài xử lý đối với các hộ không còn tha thiết sản xuất nông nghiệp chƣa đủ mạnh cho nên họ vẫn có xu hƣớng giữ đất ruộng làm vật “bảo hiểm” mặc dù đã ngừng canh tác hoặc bỏ hoang, hoặc cho thuê trong ngắn hạn một cách phi chính thức. Tất cả những điều này cần đƣợc tính đến trong quá trình làm chính sách để khi triển khai có thể đạt đƣợc hiệu quả thực tế”.
Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (2019), trong bài viết “liên kết nâng cao giá trị gia tăng cho chuỗi giá trị nông sản” đã đề cấp tới một số giải
22
pháp nhằm nâng cao hiệu quả chuỗi sản xuất: (i) vận dụng tốt các chính sách của nhà nƣớc nhƣ nhƣ: Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về khuyến khích tiêu thụ sản phẩm hàng hóa thông qua hợp đồng, hay Quyết định 62/2013/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về chính sách liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn, để gia tăng các hình thức liên kết, tăng cƣờng các điểm tiêu thụ nông sản và gia tăng hoạt động bảo hộ thƣơng hiệu; (ii) đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ nông sản và các quy chuẩn, tiêu chuẩn, thông tin về thị trƣờng, cụ thể cần tuyên truyền về các mô hình liên kết hiệu quả, các tiến bộ khoa học kỹ thuật, những cách làm hay của các địa phƣơng để cùng học hỏi và phát triển. Bên cạnh đó, tăng cƣờng thông tin, truyền thông về các vùng sản xuất an toàn thực phẩm, các thƣơng hiệu, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể… đến các kênh phân phối, ngƣời tiêu dùng để ƣu tiên trong việc kết nối cung – cầu, lựa chọn tiêu thụ sản phẩm. Thƣờng xuyên cung cấp các thông tin về giá cả, biến động thị trƣờng để ngƣời dân, ngƣời tham gia chuỗi sản xuất nắm bắt đƣợc thông tin; (iii) khuyến khích áp dụng các quy chuẩn nhƣ vietGAP, GlobalGAP, hay các quy chuẩn về đảm bảo chất lƣợng nhƣ mã QR, mã vạch và đăng ký nhãn mác bao bì sản phẩm; (iv) đẩy mạnh các hoạt động nhƣ: tổ chức các hội chợ, triển lãm, hội nghị, hoạt động giao thƣơng, trƣng bày nông sản thực phẩm của các địa phƣơng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối các doanh nghiệp phân phối, siêu thị, chuỗi thực phẩm, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu, nhà hàng, khách sạn, các hộ kinh doanh tại chợ đầu mối với các HTX, hộ sản xuất, chế biến nông sản, cũng nhƣ tham gia vào hệ thống phân phối nƣớc ngoài, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu; (v) Tổ chức đƣa các doanh nghiệp phân phối siêu thị, chuỗi thực phẩm, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu xuống trực tiếp các vùng sản xuất để hƣớng dẫn cho HTX, hộ nông dân phƣơng thức bảo quản, thu mua, sơ chế, đóng gói, tem, nhãn mác… nhằm dễ dàng đƣa vào kênh tiêu thụ.
23
Tác giả Minh Hiến (2019)7, trong bài viết “các địa phƣơng phát triển chuỗi liên kết, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp” đã chỉ ra các giải pháp phát triển đƣợc các địa phƣơng trên cả nƣớc đang áp dụng để nâng cao hiệu quả của các chuỗi sản xuất nông sản: (i) Đối với tỉnh Tiền Giang, tỉnh đã cụ thể hóa Quyết định 62/2013/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ và Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 5/7/2018 của Chính Phủ về phát triển cánh đồng lớn bằng việc khuyến khích phát triển HTX, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm. Từ năm 2013, tỉnh đã phê duyệt 4 phƣơng án cánh đồng mẫu lớn của doanh nghiệp và HTX đề xuất lên, chính vì vậy, trong giai đoạn 2013-2018 tỉnh An Giang đã có 23 đơn vị tham gia vào chuỗi liên kết tiêu thụ hàng hóa của 16 HTX và 25 tổ hợp tác với sự tham gia của gần 31.000 hộ dân. Đây đƣợc coi là mô hình hoạt động hiệu quả, tạo ra những điểm mới trong phát triển chuỗi giá trị nông sản. Bên cạnh đó, tỉnh An giang cũng tiếp tục hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp nhƣ hỗ trợ tƣ vấn liên kết; đào tạo, tập huấn, hƣớng dẫn kỹ thuật; đào tạo nghề; hỗ trợ về giống, vật tƣ, bao bì, nhãn mác sản phẩm; chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới theo mô hình ứng dụng công nghệ cao. (ii) đối với tỉnh Đồng Nai, tỉnh này có quy định cụ thể về hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản, với mức xây dựng hạ tầng tối đa 10 tỷ đồng/dự án. Ðể đẩy mạnh liên kết phát triển bền vững nông nghiệp, tăng sức cạnh tranh cho nông sản, nâng cao thu nhập cho nông dân, UBND tỉnh Ðồng Nai xây dựng một loạt các đề án, nhƣ: nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế; phát triển nông nghiệp đô thị cho vùng kinh tế tây nam của tỉnh Ðồng Nai. Ngoài ra, thực hiện chủ trƣơng phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản, giải quyết việc tiêu thụ các sản phẩm nông sản theo hƣớng chế biến sâu, bền vững. (iii) Đối với Hà Nội, thành phố tập trung đẩy mạnh các chuỗi liên
7
Minh Hiến 2019, http://baochinhphu.vn/Thi-truong/Cac-dia-phuong-phat-trien-chuoi-lien-ket- tieu-thu-san-pham-nong-nghiep/381211.vgp, cập nhật 19/12/2019
24
kết sản xuất từ đầu vào tới đầu ra. Bên cạnh đó, Tổ chức các hội chợ, triển lãm, chƣơng trình xúc tiến đầu tƣ quảng bá sản phẩm nông nghiệp. Hỗ trợ nông dân, hợp tác xã tham gia các chƣơng trình xúc tiến, quảng bá sản phẩm. Tổ chức đào tạo nghề cho lao động khu vực nông thôn. Ðẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, chứng nhận chất lƣợng nông sản.
Võ Thanh Lộc, Lê Nguyễn Đoan Khôi (2011)8, trong bài viết phân tích tác động các chính sách và chiến lƣợc nâng cấp chuỗi ngành hàng lúa gạo, đã chỉ ra các chiến lƣợc và giải pháp phát triển chuỗi ngành hàng lúa gạo: (i) chiến lƣợc cắt giảm chi phí toàn chuỗi để tạo ra giá thành cạnh tranh; (ii) chiến lƣợc nâng cao chất lƣợng để có đƣợc sản phẩm cạnh tranh cao trên thị trƣờng; (iii) Chiến lƣợc đầu tƣ công nghệ nhằm giảm thất thoát, phát triển liên kết dọc giữa nông dân và công ty để giảm chi phí lƣu thông, nâng cao chất lƣợng; (iv) phát triển cải tiến chính sách nhằm hỗ trợ tốt hơn, hiệu quả hơn chuỗi ngành hàng.
Võ Thị Thanh Lộc, Võ Phú Son (2013)9, trong bài viết “giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị gạo đặc sản ST5 tỉnh Sóc Trăng”, tác giả đã cung cấp nhiều giải pháp cụ thể nhƣ sau: (i) giải pháp đầu tƣ mạng lƣới sản xuất lúa giống; (ii) giải pháp tăng cƣờng năng lực dự trữ, chế biến cho doanh nghiệp tiêu thụ lúa gạo, trong đó khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ kinh phí xây dựng các cụm kho, lò sấy để có thể tổ chức thu mua lúa và sấy lúa nhanh giảm thất thoát; các doanh nghiệp/HTX cần đầu tƣ nâng cấp và mua mới hệ thống nhà máy xay xát giúp nâng cao chất lƣợng gạo và giảm giá thành ở khâu chế biến sản phẩm; Cần tổ chức liên kết ngang giữa các doanh nghiệp để chia sẻ hậu cần chuỗi gạo ST5 cũng nhƣ đảm bảo đầu ra về số lƣợng, chất lƣợng theo nhu cầu thị trƣờng, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển thƣơng hiệu cũng nhƣ
8
Võ Thanh Lộc, Lê Nguyễn Đoan Khôi (2011), tác động các chính sách và chiến lƣợc nâng cấp chuỗi ngành hàng lúa gạo, tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ, 2011:19b 110-121
9
Võ Thị Thanh Lộc, Nguyễn Phú Son 2013, Giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị gạo đặc sản ST5 tỉnh Sóc Trăng, tạp chí Khoa học trƣờng Đại học Cần Thơ, số 27 (2013),: 25-33
25
tính bền vững của chuỗi giá trị gạo ST5; Cơ quan chuyên môn cần tổ chức các lớp tập huấn về cách tiếp cận chuỗi giá trị và kiến thức thị trƣờng cho tất cả các tác nhân tham gia chuỗi từ nông dân đến thƣơng lái, doanh nghiệp và nhà hỗ trợ chuỗi để họ có thể tự bảo vệ thị trƣờng tiêu thụ hiện có và thị trƣờng tiềm năng.
Võ Thị Thanh Lộc, Tất Duyên Thƣ, Nguyễn Phú Son, Huỳnh Hữu Thọ, Nguyễn Thị Kim Thoa, Lê Hữu Danh (2014), trong bài viết nâng cao chất lƣợng nông sản: giải pháp cho sản phẩm lúa gạo tài nguyên tỉnh Sóc Trăng đã đƣa ra đƣợc 7 giải pháp cụ thể: (i) Xây dựng mô hình thí nghiệm, nâng cao chất lƣợng thí nghiệm; (ii) tiếp tục cải thiện giống thí nghiệm thuần chủng; (iii) Hỗ trợ liên kết công ty xây dựng vùng nguyên liệu cũng nhƣ đầu tƣ nâng cao chất lƣợng, tạo thƣơng hiệu tốt cho nhãn hiệu “gạo tài nguyên sữa” Sóc Trăng; (iii) tuyên truyền vấn đề đạo đức trong kinh doanh, không trộn gạo khác trong tiêu thụ gạo tài nguyên; (iv) Hỗ trợ củng cố các tổ hợp tác hoạt động hiệu quả theo hƣớng nâng cao chất lƣợng; (v) phát triển các mô hình sản xuất quy mô lớn (cánh đồng lớn) cùng quy trình kĩ thuật và chất lƣợng để nối kết hợp đồng đầu ra theo yêu cầu của thị trƣờng và cùng chia sẻ kinh nghiệm, rủi ro và thông tin thị trƣờng; (vi) hỗ trợ nâng cao ý thức.
Qua đó có thể thấy đƣợc, hiện nay có nhiều công trình nghiên cứu và các tỉnh đã đề ra nhiều giải pháp nhằm nâng cao chuỗi giá trị nông sản nói chung và chuỗi giá trị lúa gạo nói riêng, đây là bài học lớn cho sản xuất chuỗi giá trị lúa gạo tại Điện Biên, một số giải pháp để mở ra đối với Điện Biên, trong đó có thể chú trọng một số giải pháp nhƣ sau: chú trọng vào một số vấn đề chính nhƣ: tăng cƣờng tính liên kết bằng việc xây dựng các HTX, tổ hợp tác và tăng cƣờng sự tham gia của doanh nghiệp; đẩy mạnh phát triển thị trƣờng; nâng cao chất lƣợng bằng việc đẩy mạnh các mô hình thí nghiệm; dồn điền đổi thửa, phát triển cánh đồng lớn; cải thiện cơ chế chính sách, chính sách hỗ trợ
26
và có cơ chế thông thoáng hơn cho doanh nghiệp; tăng cƣờng quản lý chất lƣợng bằng việc khuyến khích các doanh nghiệp liên kết với ngƣời dân từ đầu vào cho tới đầu ra, kiểm soát chất lƣợng thông qua quản lý nhãn mác, bao bì sản phẩm.