2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
3.4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TỪ THÍ NGHIỆM VÀ CÁC MÔ HÌNH TRIỂN
bàn nghiên cứu
3.4.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ sạ đến năng suất giống lúa mang chỉ dẫn địa lý tại Điện Biên
Ảnh hƣởng của mật độ sạ đến thời gian sinh trƣr5. phát trihg của mật độ sạ đến thời gian sinh năng suất giố
Thời gian sinh trƣởng (TGST) là một đặc tính di truyền của giống, đƣợc tính từ khi hạt nảy mầm đến khi hạt chín hoàn toàn. Trong thí nghiệm chúng tôi tiến hành theo dõi thời gian sinh trƣởng của giống BT7 và IR64 với các mức sạ khác nhau, kết quả thu đƣợc trình bày ở bảng 3.14 và 3.15 dƣới đây:
Ở các mức sạ khác nhau, ảnh hƣởng đến TGST khác nhau. Tổng TGST lúa thí nghiệm từ 138 đến 140 ngày trong vụ Xuân đối với giống Bắc Thơm số 7 và 131 đến 133 ngày đối với IR64
Bảng 3.15: Ảnh hƣởng của mật độ sạ khác nhau đến sinh trƣởng của giống lúa BT7 vụ xuân năm 2018
Giống Chỉ tiêu Công thức
Từ ngày gieo sạ đến ... (ngày)
Bắt đầu đẻ nhánh Tổng TG đẻ nhánh Trỗ TGST Tổng BT7 CT1 32 47 105 140 CT2 33 44 104 139 CT3 32 44 103 138 CT4 32 43 103 138 CT5 32 43 103 138 IR64 CT1 30 45 98 133 CT2 31 42 94 132
94
Giống Chỉ tiêu Công thức
Từ ngày gieo sạ đến ... (ngày)
Bắt đầu đẻ nhánh Tổng TG đẻ nhánh Trỗ Tổng TGST CT3 30 42 96 131 CT4 30 41 96 131 CT5 30 41 96 131
Nguồn: Kết quả nghiên cứu, 2018 Ảnh hƣởng của mật độ gieo đến tình hình phát sinh, phát triển của sâu bệnh hại của giống lúa Bắc Thơm 7, IR64 vụ xuân năm 2018
Sâu bệnh là một nhân tố ảnh hƣởng rất lớn đến năng suất lúa, đặc biệt ở vùng khí hậu nhiệt đới. Sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh phụ thuộc rất lớn vào điều kiện khí hậu, mật độ gieo cấy, kỹ thuật bón phân…
Bảng 3.16. Ảnh hƣởng của mật độ gieo khác nhau đến sự phát sinh, phát triển sâu, bệnh hại ở giống lúa BT7 tại vụ xuân 2018
Giống Công thức Sâu đục thân (% dảnh bị hại) Sâu cuốn lá nhỏ (con/m2) Rầy nâu (điểm) Bệnh khô vằn (cấp bệnh) Bệnh đạo ôn (cấp bệnh) BT7 CT1 3 1,0 1 1 0 CT2 5 1,1 1 1 1 CT3 6 1,6 1 3 3 CT4 7 2,3 3 3 3 CT5 8 2,4 3 3 3 IR64 CT1 3 1,0 1 1 0 CT2 4 1,1 1 1 1 CT3 5 1,5 1 1 1 CT4 7 2,1 3 3 3 CT5 7 2,2 3 3 3
95
Qua theo dõi tình hình phát sinh, phát triển của một số sâu bệnh hại chính trên giống lúa BT7 và IR64 ở vụ xuân 2018 tại Điện Biên, chúng tôi nhận thấy, nhìn chung, sâu bệnh có xu thế hại nặng hơn ở các công thức gieo mật độ cao (CT3 và CT4 và CT5).
Sâu đục thân xuất hiện ở thời kỳ bắt đầu đẻ nhánh với mức độ gây hại nhẹ. Tuy nhiên mật độ gieo dày hơn, sự phát sinh của sâu đục thân nhiều hơn
Sâu cuốn lá nhỏ xuất hiện ở giai đoạn đẻ nhánh rộ với mức phổ biến từ 1 – 3 con/m2
, giữa các mật độ gieo, mức gây hại không phân biệt rõ.
Rầy nâu xuất hiện tập trung ở giai đoạn lúa trỗ và gây hại nhẹ đối với các mật độ gieo thƣa (CT1: 70kg) ở cả hai giống. Các mật độ gieo dày hơn, mật độ rầy nâu phổ biến hơn và gây hại nặng hơn; đặc biệt ở công thức CT5 (110kg/ha) đã có hiện tƣợng cháy rầy nhẹ ở một vài điểm nhỏ. Giống Bắc Thơm bị nhiễm bệnh nặng hơn so với giống IR64
Bệnh khô vằn và đạo ôn cổ bông xuất hiện ở giai đoạn lúa chín sữa - vào chắc. Ở các mật độ gieo thƣa, bệnh gây hại nhẹ trên một vài điểm nhƣng không lây lan rộng. Tuy nhiên, ở các mật độ gieo dày, bệnh có xu hƣớng phát triển và gây hại nặng hơn. Giống Bắc Thơm bị nhiễm bệnh nặng hơn so với giống IR64
Bệnh khô vằn và đạo ôn cổ bông xuất hiện ở giai đoạn sản xuất và năng suất của giống lúa Bắc Thơm số 7 và IR64
Năng suất lúa là một yếu tố quan trọng nhất phản ánh kết quả sinh trƣởng phát triển của cây lúa. Trong thí nghiệm năng suất là chỉ tiêu đƣợc dùng để đánh giá sự sai khác giữa các công thức. Năng suất lúa đƣợc tạo thành bởi các yếu tố nhƣ: Số bông/m2, số hạt chắc/bông và khối lƣợng (M) 1000 hạt. Khi các yếu tố này đạt tối ƣu, năng suất lúa sẽ đạt cao nhất. Mặt khác, các kết quả nghiên cứu về sinh trƣởng và phát triển là cơ sở cho việc
96
hình thành năng suất và các yếu tố đó là cơ sở để dự đoán khả năng cho năng suất của cây lúa. Kết quả theo dõi các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lúa BT7 và IR64 đƣợc thể hiện ở bảng 3.16 và bảng 3.17 dƣới đây.
* Số bông/ m2
Trong 4 yếu tố cấu thành năng suất lúa thì số bông là yếu tố có tính chất quyết định nhất và sớm nhất. Số bông có thể đóng góp 74% năng suất trong khi đó số hạt và khối lƣợng hạt đóng góp 26%. Trong thực tế sản xuất, đối với lúa gieo sạ thì vai trò của số bông/m2 càng có ý nghĩa quan trọng.
Số bông/m2 có thể làm ảnh hƣởng tới tỷ lệ hạt chắc của bông. Nếu số bông/m2 quá cao sẽ làm giảm cho lúa không quang hợp tốt từ đó ảnh hƣởng tới chất lƣợng của bông, ảnh hƣởng tới tỷ lệ bông hữu hiệu/m2. Số lƣợng bông hữu hiệu/m2 chịu ảnh hƣởng của rất nhiều yếu tố từ lƣợng giống gieo, phân bón, quá trình điều tiết nƣớc, thời gian đẻ nhánh.
Bảng 3.17. Ảnh hƣởng của phân mật độ sạ đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lúa BT7 vụ xuân năm 2018
Các chỉ tiêu Công thức Số bông/m2 (bông) Tổng hạt /bông (hạt) Hạt chắc/ bông M1000hạt (g) Năng suất (tạ/ha) Số lƣợng (hạt) Tỷ lệ (%) NSLT NSTT CT1 394 122 99 81.1% 19.5 76.06 67.1 CT2 392 118 95 80.5% 19.45 72.43 62.5 CT3 401 116 92 79.3% 19.41 71.61 59.95 CT4 403 114 90 78.9% 19.39 70.33 58.5 CT5 407 111 86 77.5% 19.35 67.73 56.25
97
Bảng 3.18. Ảnh hƣởng của phân mật độ sạ đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lúa IR64 vụ xuân năm 2018.
Các chỉ tiêu Công thức Số bông/m2 (bông) Tổng hạt /bông (hạt) Hạt chắc/ bông M1000h ạt (g) Năng suất (tạ/ha) Số lƣợng (hạt) Tỷ lệ (%) NSLT NSTT CT1 396 122 98 80.3% 19.4 75.29 64.16 CT2 397 120 96 80.0% 19.35 73.75 61.8 CT3 400 116 92 79.3% 19.33 71.13 59.3 CT4 401 113 90 79.6% 19.32 69.73 57.7 CT5 402 110 87 79.1% 19.27 67.39 55.9
Nguồn: Kết quả nghiên cứu, 2018
Trong thí nghiệm, số bông/m2 là yếu tố có độ biến động lớn và chịu ảnh hƣởng rõ bởi ở các mức mật độ sạ khác nhau thì số bông/m2
giao động từ 394 – 407 bông/m2
đối với giống BT7 và 396 -402 bông/m2 đối với giống IR64. Kết quả cho thấy mật độ sạ càng lớn thì số bông càng lớn. Lớn nhất ở cả 2 giống đều là CT5 ở mức sạ 110kg/ha. Tuy nhiên mặt độ sạ lớn cũng làm cho cây lúa đẻ nhánh ít hơn so với mật độ phù hợp
* Số hạt/bông
Tổng số hạt/bông là một chỉ tiêu thể hiện tiềm năng cho năng suất của giống. Tổng số hạt/bông trong các công thức thí nghiệm giao động từ 111 - 122 hạt/bông đối với giống Bắc Thơm và 110-122 hạt/bông đối với IR64. Các công thức mật độ sạ càng lớn thì lại cho số hạt/bông thấp hơn so với các công thức ở mật độ gieo thấp do mật độ quá dày đã làm cho số nhánh hữu hiệu thấp, từ đó ảnh hƣởng tới khả năng quang hợp, thụ phấn và ảnh hƣởng tới chỉ tiêu số hạt/bông. Kết quả cả 2 giống nghiên cứu thì CT1 đều cho số hạt/bông lớn nhất, thấp nhất là CT5
98
Số hạt chắc/bông là chỉ tiên ảnh hƣởng trực tiếp đến năng suất lý thuyết cũng nhƣ năng suất thực thu của lúa. Đây là yếu tố phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố nhƣ thời gian kết thúc đẻ nhánh, khả năng điều tiết nƣớc và các yếu tố sâu bệnh, thời tiết khí hậu từ giai đoạn làm đòng tới chín sáp và mật độ cũng ảnh hƣởng nghiêm trọng tới chỉ tiêu này.
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy ở cả 2 giống nghiên cứu BT7 và IR64, tổng số hạt chắc/bông trong các công thức thí nghiệm giao động từ 86 -99 hạt chắc/bông đối với BT7 và 87-98 hạt chắc/bông đối với giống IR64. Trong đó đạt cao nhất ở công thức bón CT1. Số hạt chắc/bông ở các công thức khi tăng mật độ thì lại giảm.
* Khối lƣợng 1000 hạt
Khối lƣợng 1000 hạt phụ thuộc vào bản chất di truyền của mỗi giống, bên cạnh đọ đây cũng là chỉ tiêu ít chịu ảnh hƣởng của các yếu tố canh tác đặc biệt là các yếu tố về mật độ. Khối lƣợng 1000 hạt của các công thức chênh lệch không đáng kể: Bắc Thơm 7 đạt 19,35 -19,5 g, trong khi IR64 thì đạt 19,27- 19,4 g, mật độ càng thƣa thì khối lƣợng nghìn hạt càng lớn. Lớn nhất ở cả 2 giống đều là CT1.
* Năng suất lý thuyết (NSLT)
NSLT là yếu tố thể hiện tiềm năng cho năng suất của giống có phù hợp với các điều kiện canh tác cụ thể. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, NSLT đạt trung bình từ 67,7 đến 76,06 tạ/ha. NSLT đạt cao nhất ở mức sạ thấp nhất 70kg/ha.
* Năng suất thực thu (NSTT)
Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng thì yếu tố quan trọng nhất mà ngƣời ta quan tâm là NSTT. NSTT là chỉ tiêu đánh giá sự thành công hay thất bại của một giống lúa trong quá trình canh tác. Trong
99
thí nghiệm, nó thể hiện khả năng cho năng suất của các công thức. NSTT cũng thể hiện tổng hợp của quá trình canh tác dƣới tác động của những yếu tố ngoại cảnh. Thực tế tiến hành thực hiện thí nghiệm trong vụ xuân năm 2018, do điều kiện thời tiết bất thƣờng, lạnh giai đoạn đầu vụ qua đó ảnh hƣởng rất lớn đến năng suất thực thu.
Qua bảng số liệu trên cho thấy: năng suất thực thu trong các công thức thí nghiệm đạt trung bình từ 56,25 - 67,1 tạ/ha đối với giống Bắc Thơm 7 và 55,9 – 64,16 tạ/ha đối với giống IR64. NSTT giảm khi mật độ quá dày. Chính vì vậy cần lựa chọn mật độ phù hợp cho luá gieo sạ. Mật độ phù hợp là CT1 với 70kg/ha cho năng suất lớn nhất.
Đánh giá ảnh hƣởng của mật độ sạ đến yếu hiệu quả kinh tế của giống lúa Bắc Thơm số 7 và IR64
Mục đích cuối cùng của SXNN nói chung và trong sản xuất lúa nói riêng đó là hiệu quả kinh tế. Kết quả theo dõi thí nghiệm cho thấy thực tế tại thí nghiệm vụ xuân năm 2019 cho thấy: Đối với giống lúa BT7: Công thức 1 cho hiệu quả kinh tế cao nhất với 16,5 triệu đồng/ha; tiếp đến là công thức 2 với 12,3 triệu đồng và thấpnh ất là công thức 5 chỉ với 4,5 triệu đồng.
Bảng 3.19: Hiệu quả kinh tế của các Công thức thí nghiệm đối với hai giống lúa BT7 và IR64
ĐVT: nghìn đồng
Giống Nội dung CT1 CT2 CT3 CT4 CT5
BT7 Tổng chi 33,760 34,640 35,720 36,800 37,680 Tổng thu 50325 46875 44963 43875 42188 Lãi 16,565 12,235 9,243 7,075 4,508 IR64 Tổng chi 33,760 34,640 35,720 36,800 37,680 Tổng thu 48120 46350 44475 43275 41925 Lãi 14,360 11,710 8,755 6,475,000 4,245,000
100
Tƣơng tự đối với giống IR64 cho thấy, công thức 1 cho hiệu quả kinh tế cao nhất với 14,3 triệu đồng/ha, tiếp đến là công thức 2 với 11,7 triệu đồng và thấp nhất là công thức 5 với 4,2 triệu đồng/ha.
Tóm lại, để đảm bảo năng suất và chất lƣợng của các giống lúa BT7 và IR64 tại Điện Biên nên gieo sạ ở mức 70kg/ha, đảm bảo cả về hiệu quả kinh tế, năng suất cũng nhƣ tiết kiệm đƣợc công lao động.
3.4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của mức bón kali khác nhau đến chất lượng giống lúa mang chỉ dẫn địa lý tại Điện Biên
Ngoài việc xác định lƣợng gieo sạ phù hợp, lƣợng phân bón cũng cần đƣợc xác định để đảm bảo cho cây lúa sinh trƣởng, phát triển tốt cho năng suất và hiệu quả lớn nhất. Trong sản xuất lúa tại Điện Biên, hai yếu tố Kali và phân chuồng cần đƣợc nghiên cứu để góp phần nâng cao chất lƣợng lúa (gạo) tại Điện Biên. Kết quả thử nghiệm về liệu lƣợng bón Kali khác nhau tại Điện Biên cho thấy các mức bón kali đã ảnh hƣởng tới các chỉ tiêu sinh trƣởng phát triển và năng suất lúa BT7 và IR64 tại Điện Biên.
- Ảnh hƣởng của lƣợng phân kali đến thời gian sinh trƣờng phát triển của giống lúa Bắc Thơm 7, IR64 vụ xuân năm 2018
Thời gian sinh trƣởng (TGST) là một đặc tính di truyền của giống, đƣợc tính từ khi hạt nảy mầm đến khi hạt chín hoàn toàn. Trong thí nghiệm chúng tôi tiến hành theo dõi thời gian sinh trƣởng của giống BT7 và IR64 với các mức phân kali bón khác nhau, kết quả thu đƣợc trình bày ở bảng 3.19 và 3.20 dƣới đây: Ở các mức kali bón khác nhau, ảnh hƣởng đến TGST các khau. Tổng TGST lúa thí nghiệm từ 138 đến 140 ngày. Ở công thức bón kali ở mức thấp 30 kg K2O có TGST dài hơn, trong quá trình sinh trƣởng có thời gian đẻ nhánh, trỗ dài hơn mức mật độ bón cao từ 90 K2O đến 120 kg K2O.
101
Bảng 3.20. Ảnh hƣởng của phân kali đến sinh trƣởng của giống lúa BT7, IR64 vụ xuân năm 2018
Đơn vị tính: Ngày
Chỉ tiêu Công
thức
Giống BT7 Giống IR64
Bắt đầu đẻ nhánh Bắt đầu đẻ nhánh Bắt đầu đẻ nhánh Bắt đầu đẻ nhánh Bắt đầu đẻ nhánh Bắt đầu đẻ nhánh Bắt đầu đẻ nhánh Bắt đầu đẻ nhánh CT1 32 47 105 140 30 45 98 133 CT2 33 44 104 139 31 42 94 132 CT3 32 44 103 138 30 42 96 131 CT4 32 43 103 138 30 41 96 131
Ảnh hƣởng của lƣợng phân kali đến yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lúa BT7 và IR64 vụ xuân 2018
Năng suất lúa là một yếu tố quan trọng nhất phản ánh kết quả sinh trƣởng phát triển của cây lúa. Trong thí nghiệm năng suất là chỉ tiêu đƣợc dùng để đánh giá sự sai khác giữa các công thức. Năng suất lúa đƣợc tạo thành bởi các yếu tố nhƣ: Số bông/m2, số hạt chắc/bông và khối lƣợng (M) 1000 hạt. Khi các yếu tố này đạt tối ƣu, năng suất lúa sẽ đạt cao nhất. Mặt khác, các kết quả nghiên cứu về sinh trƣởng và phát triển là cơ sở cho việc hình thành năng suất và các yếu tố đó là cơ sở để dự đoán khả năng cho năng suất của lúa.
Kết quả theo dõi các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lúa BT7 và IR 64 đƣợc thể hiện ở bảng theo dõi dƣới đây:
* Số bông/m2
Trong các thí nghiệm về phân bón, số bông/m2 là yếu tố có độ biến động lớn và chịu ảnh hƣởng rõ bởi các mức phân bón khác nhau đặc biệt là phân đạm, tuy nhiên khi nghiên cứu ảnh hƣởng của liều lƣợng kali tới chỉ tiêu này thì cho thấy giữa các ô thí nghiệm số bông/m2 giao động từ 392 - 397
102
bông/m2 với giống BT7 và từ 392 - 397 bông/m2 khi tăng mức phân bón đã làm tăng số bông/m2, đạt cao nhất ở công thức bón 120 kg K2O (397 bông/m2 ởgiống BT7 và IR64) và thấp nhất là công thức 30kg K2O (392 bông/m2).
Bảng 3.21. Ảnh hƣởng của lƣợng phân kali đến yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lúa BT7 vụ xuân năm 2018
Các chỉ tiêu Công thức Số bông/m2 (bông) Tổng hạt /bông (hạt) Hạt chắc/ bông M1000hạt (g) Năng suất (tạ/ha) Số lƣợng (hạt) Tỷ lệ (%) NSLT NSTT CT1 392 118 96 81.4% 19.45 73.19 59.9