2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
3.3.1.2. khâu Sản xuất
Chức năng sản xuất tại chuỗi giá trị lúa gạo tại cánh đồng Mƣờng Thanh gồm có 03 tác nhân chính tham gia: nông dân, doanh nghiệp và HTX/Tổ hợp tác. Trong đó, nông dân là tác nhân chủ yếu trong khâu này, họ cung cấp 83,68% lƣợng lúa sản xuất ra cho các nhà máy xay xát, 8,75% cho HTX/doanh nghiệp (bao gồm cả doanh nghiệp/HTX trực tiếp sản xuất), còn lại 0,2% tác nhân này cung cấp trực tiếp cho các nhà bán sỉ/lẻ trong tỉnh. Điều này cho thấy, hệ thống nhà máy xay xát chủ yếu dựa vào nguồn nguyên liệu đầu vào từ tác nhân chính ở khâu sản xuất là nông dân.
86
Đặc điểm: Xét về quy mô nhóm hộ trồng lúa tại cánh đồng Mƣờng Thanh có thể phân chia thành nhóm hộ tham gia vào chuỗi sản xuất của các doanh nghiệp/HTX (7,4%) và nhóm hộ không tham gia vào chuỗi sản xuất (92,6%) (Nhóm nghiên cứu, 2017). Hiện nay, nhiều hộ nông dân tại các xã Thanh Hƣng, Thanh Yên, Thanh Trƣờng, Thanh Xƣơng, Thanh An liên kết với các doanh nghiệp nhƣ Trƣờng Hƣơng, HTX Thanh Yên, Safe Green để sản xuất lúa gạo theo chuỗi giá trị theo hình thức hợp đồng liên kết. Hay có thể chia nhóm hộ tham gia vào HTX, nhóm hộ không tham gia, có thể kể tới một số HTX sản xuất lúa đang đƣợc duy trì và phát triển nhƣ: HTX dịch vụ tổng hợp Thanh Yên; HTX Thanh Xƣơng, HTX Thanh An,…
Lựa chọn đầu vào, quy trình sản xuất:
(i) Đối với các hộ tham gia vào hợp đồng sản xuất lúa gạo theo chuỗi với doanh nghiệp: Đối với các hộ dân thuộc cánh đồng lớn hoặc liên kết toàn diện với doanh nghiệp nhƣ trƣờng hợp liên kết sản xuất với công ty Trƣờng Hƣơng, HTX Dịch vụ tổng hợp Thanh yên, Safe Green, ngƣời nông dân phải sử dụng giống, phân bón do công ty cung cấp và tuân thủ quy trình sản xuất của công ty.
Nếu nhƣ họ vi phạm hoặc phá vỡ hợp đồng, họ sẽ khó có cơ hội đƣợc tham gia trở lại vào mô hình liên kết theo chuỗi giá trị này, trƣờng hợp nhƣ Công ty Trƣờng Hƣơng. Ở những mức độ liên kết lỏng lẻo hơn, công ty chỉ ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm, nông dân đƣợc tự chủ hơn trong việc lựa chọn kỹ thuật, quá trình liên kết giữa công ty và nông dân là hoàn toàn tự nguyện. Tuy vậy, trong giai đoạn đầu chính quyền địa phƣơng có vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, phổ biến và giới thiệu cho ngƣời dân lợi ích của việc tham gia chuỗi sản xuất và giải quyết những vấn đề pháp lý xung quanh hợp đồng hợp tác giữa hai bên. Khi ký hợp đồng thƣờng xảy ra tình trạng hợp đồng bị phá vỡ khi bán sản phẩm, nhiều hộ dân chạy theo lợi nhuận (chỗ nào
87
cao thì bán) mà không quan tâm tới hợp đồng đã đƣợc ký với doanh nghiệp/HTX, dù những hộ tham gia chuỗi đã đƣợc trả giá cao hơn thị trƣờng 2-3 giá nhƣng tình trạng phá vỡ hợp đồng vẫn tiếp diễn. Bên cạnh đó, khi ký kết hợp đồng ngƣời dân còn đƣợc doanh nghiệp hỗ trợ cho sử dụng trƣớc giống và phân bón, số vật tƣ này sẽ đƣợc trả khi lúa tới thời kỳ thu hoạch.
(ii) Đối với các hộ không tham gia chuỗi liên kết: các hộ nông dân không tham gia hợp đồng với doanh nghiệp/HTX đƣa ra các lựa chọn chủ yếu dựa trên kinh nghiệm sản xuất, xu hƣớng chung của địa phƣơng, sự định hƣớng của cán bộ khuyến nông địa phƣơng và tìm kiếm thông tin trên các phƣơng tiện truyền thông đại chúng nhƣ tivi, báo đài. Kết quả điều tra cho thấy, trƣớc mỗi vụ lúa nông dân đƣợc khuyến nông hƣớng dẫn 2 buổi (liên uan tới thời vụ và quy trình kỹ thuật) thông qua tập huấn tại UBND xã.
Những hộ dân này họ trồng lúa và sử dụng giống lúa theo sở thích và xu hƣớng tại địa phƣơng. Nhiều loại giống lúa mới đƣợc ngƣời dân trồng và thử nghiệm nhƣ: Séng Cù, đòn gánh gẫy, ADI, Nam Hƣơng, Hana,…họ làm theo lợi nhuận, giống lúa nào cho thu nhập cao, chi phí đầu tƣ thấp và sâu bệnh ít ngƣời dân sẽ trồng nhiều. Điều này dẫn tới tình trạng trên 01 cánh đồng có tới 20 giống lúa đƣợc trồng, ảnh hƣởng nhiều tới chất lƣợng do lẫn tạp và sản xuất hàng hóa tại cánh đồng Mƣờng Thanh.
Những rủi ro và hạn chế
Đối với đa phần ngƣời nông dân, họ không có nhiều lựa chọn và quyền mặc cả khi bán lúa của mình là do: (i) lúa sau khi thu hoạch cần đƣợc phơi sấy để đảm bảo chất lƣợng, tuy vậy, nông dân tại Điện Biên đa phần dựa vào nắng tự nhiên để phơi khô hạt thóc, chính vì vậy, thời tiết nắng mƣa thất thƣờng nên ảnh hƣởng nhiều chất lƣợng hạt thóc, gây thất thoát; (ii) Đƣợc mùa mất giá, hiện tại không có nhiều đơn vị doanh nghiệp/HTX có lò sấy lúa, và bản thân các nông hộ do diện tích sản xuất ít, sản lƣợng không nhiều nên
88
cũng không có khả năng xây dựng nhà chứa, lò sấy, chính vì vậy đa số ngƣời dân tại cánh đồng Mƣờng Thanh phải phơi lúa khô rồi bán cho các nhà máy xay xát, thƣơng lái và các doanh nghiệp nghiệp thu mua, giá lúa BT7 khô dao động khoảng 7 – 10 nghìn đồng, tùy thời điểm trong giai đoạn 2017-2010.
Với những hạn chế đặc trƣng nhƣ vậy, ngƣời nông dân chịu rất nhiều rủi ro khi bán các sản phẩm của mình. Mặc dù số lƣợng thƣơng lái, nhà máy xay xát nhiều, nhƣng ngƣời nông dân lại không có kênh thông tin để nắm đƣợc giá cả thu mua của tất cả các nhà máy xay xát, thƣơng lái để làm cơ sở lựa chọn. Họ gần nhƣ không có vị thế mặc cả đối với ngƣời thu gom hay với cá doanh nghiệp. Những khi giá lúa giảm, họ buộc phải bán đi với giá thấp mà không có lựa chọn nào khác, hoặc bị ngƣời thu mua ép giá.
Bảng 3.13. Chi phí sản xuất của nông hộ sản xuất lúa BT7
STT Nội dung Đơn giá Thành tiền (đồng)
I KHOẢN CHI 2.722.000
1 7 kg Lúa giống 25.000 175.000
2 Phân (Đạm, lân, kali, NPK): 847.000 - NPK (12-0-20) : 75kg 5.000 375.000 - Kali: 28 kg 9.000 252.000 - Đạm Ure: 22 kg 10.000 220.000 3 Thuốc BVTV 200.000 4 Cày, phay 450.000 5 Thuê gặt và chở 750.000 6 Chi phí khác: sạ, bơm nƣớc, xăng xe 300.000 II THU: 6,4 tạ/1000 m2 8.000 5.120.000
III LÃI THUẦN 2.398.000
89
Nông dân chịu nhiều chi phí trong quá trình sản xuất. Đề sản xuất 1000 m2 lúa, một hộ gia đình mất những chi phí nhƣ: 450 nghìn tiền phay, cày, 300.000 tiền công gieo sạ và các chi phí khác, 750 nghìn tiền thuê máy gặt và chở thóc về, khoảng 200 nghìn tiền phun thuốc BVTV, 847 nghìn tiền phân bón, chi phí về lúa giống khoảng 200 nghìn đồng. Nhƣ vậy, theo cách tính toán này ngƣời dân sẽ không thu đƣợc nhiều, nếu sản xuất thuận lợi với năng suất đạt đƣợc 6,4 tạ thóc/1000 m2, ngƣời dân sẽ thu về khoảng 5,1 triệu, trừ đi khoảng 2,7 triệu tiền chi phí, lãi thuần của ngƣời dân đạt đƣợc là 2,3 triệu/ 1000 m2 . Tuy vậy, đó là đặt ở trƣờng hợp thuận lợi và không chịu rủi ro về mặt biến đổi khí hậu (mƣa nắng thất thƣờng, sƣơng muối) hay sâu bệnh phát triển nhanh. Ngoài ra ở vẫn chƣa tính một phần công lao động ở một số thời điểm trong quá trình sản xuất.
Doanh nghiệp/HTX:
Hiện nay, có 3 đơn vị tại cánh đồng Mƣờng Thanh đang thực hiện sản xuất theo chuỗi giá trị là: Công ty Trƣờng Hƣơng, HTX Dịch vụ Tổng hợp Thanh Yên và Công ty Safe Green. Cả 3 đơn vị này hiện đang liên kết với các hộ dân theo hình thức hợp đồng sản xuất. Họ chủ động đƣợc nguồn nguyên liệu phục vụ cho chế biến và phân phối sản phẩm. Đối với doanh nghiệp Trƣờng Hƣơng, ngoài trực tiếp sản xuất 9 ha lúa (Hƣơng Việt 3 và BT7), thì họ còn liên kết với hàng trăm hộ dân với diện tích gần 100 ha. HTX Thanh Yên liên kết sản xuất khoảng 100 ha (ký hợp đồng sản xuất đối với những hộ gia đình cam kết tham gia HTX), trong đó chủ yếu là giống BT7, Séng Cù và Hana. Còn doanh nghiệp Safe Green hiện liên kết với hộ dân theo hợp đồng sản xuất với 15ha theo hình thức doanh nghiệp cho vay giống, phân bón trong suốt quá trình sản xuất và sẽ thu lại bằng sản phẩm sau khi thu hoạch.
90